Mạng xã hội

Sự thật Trung Quốc 'đạo nhái' trắng trợn chiếc Áo Dài của Việt Nam?

Sự thật Trung Quốc 'đạo nhái' trắng trợn chiếc Áo Dài của Việt Nam?
  • Toyota Vios 2020 được trình làng với phiên bản thể thao cực chất
  • Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng cấp học bổng 5 triệu đô la cho người Việt học tại Singapore
  • Xôn xao giải vé số độc đắc gần 10 triệu đô không cần đóng thuế

Liên quan đến sự việc này, một Facebook có tên L.T.N đăng một bài viết có nội dung như sau:

“Thời gian gần đây, nhiều nhà tạo mẫu nổi tiếng của Trung Quốc đã tung ra các bộ sưu tập áo dài tại những tuần lễ thời trang quan trọng. Chiếc áo dài Việt Nam bỗng dưng được giới thiệu là thành quả sáng tạo của giới thiết kế Trung Quốc.

Tờ China Daily cũng liên tục công bố những "giá trị văn hóa" này, với mục đích khẳng định chiếc áo dài thuộc về người Trung Quốc. Đây là một dạng "đường lưỡi bò" tinh vi hơn chăng?

Chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện từ năm 1934, do họa sĩ Nguyễn Cát Tường thiết kế. Thế nhưng, nếu chúng ta không cẩn thận, thì Trung Quốc vẫn thừa khả năng (cả về tài lực, nhân lực, vật lực lẫn... quyền lực) để tạo dựng những chứng cứ lịch sử khác, mà tước đoạt bản quyền chiếc áo dài của Việt Nam.

Làm sao để bảo vệ chiếc áo dài Việt Nam? Tôi đã trò chuyện với hai nhân vật thời trang hàng đầu Việt Nam là nhà tạo mẫu Minh Hạnh và nhà tạo mẫu Sĩ Hoàng, cả hai đều khẩn thiết mong Chính phủ và Quốc hội nhanh chóng hoàn tất các điều kiện cần thiết để công nhận chiếc áo dài là Quốc Phục của Việt Nam.”

Cụ thể, gần đây, một số nhà thiết kế Trung Quốc có dấu hiệu sao chép các thiết kế áo dài của Việt Nam và gán vào mác truyền thống Trung Quốc.

Tờ ChinaDaily.com.cn đã đăng tải một bộ sưu tập mà thoạt nhìn người Việt Nam cùng nhận ra đó là Áo Dài. Các bức ảnh được chú thích: ''Người mẫu đang mặc một sáng tạo mới tại buổi trình diễn thời trang của Ne Tiger trong Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân / Hè 2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 25 tháng 10 năm 2018. [Photo / VCG]''.

Thậm chí, người mẫu còn đội lên trên đầu chiếc nón lá, cũng là một biểu tượng đặc trưng của người Việt. Cách đặt tên bài báo: 'Chinese style delights China S/S Fashion Week'' (Phong cách Trung Quốc đem đến sự thích thú tại China S/S Fashion Week) đã lên tiếng tố cáo nhà thiết kế này ''nhận vơ'' áo dài Việt Nam là một thiết kế đến từ Trung Quốc.

Theo những hình ảnh này thì các thiết kế trong bộ sưu tập này có đường nét, chiều dài và cổ áo như sao chép từ áo dài Việt Nam 100%.

Dù sự kiện dã diễn ra hơn 1 năm trước nhưng vẫn khiến CĐM Việt tức giận.

 

Vsmart và tham vọng khủng khiếp: gia công 125 triệu máy/năm, sẵn sàng bắt tay với các 'ông lớn'

(Techz.vn) Công suất sản xuất của Vsmart lên đến 125 triệu máy mỗi năm. Con số này khiến nhiều không khỏi bất ngờ.