Đời sống

Người dân tộc Tày duy nhất là 'lưỡng quốc khách nhân', được Việt Nam tôn thần, Trung Quốc phong thầy

Người dân tộc Tày duy nhất là 'lưỡng quốc khách nhân', được Việt Nam tôn thần, Trung Quốc phong thầy

Vào thời Lê trung hưng có một vị quan vô cùng nổi tiếng tên là Thân Công Tài (1620 - 1683). Ông có tự Phúc Khiêm, là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở xã Như Thiết, huyện Yên Dũng xưa (nay là thôn Như Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Có nhiều tin đồn cho rằng ông có thể là dòng dõi của Thân Thừa Quý trên đất Lạng Sơn.

Tượng thờ Hán Quận công được an vị tại Đền thờ Hán Quận công Thân Công Tài

Gia cảnh và con đường học hành của Thân Công Tài đến nay vẫn là bí ẩn, chỉ biết ông làm quan cho triều Lê trung hưng đến chức Hán quận công. Trước đó, vị quan này từng trải qua nhiều chức vụ như Tri thị nội thư tả (1672), Đề đốc (các xứ Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn), Đô đốc Đồng Tri (1683), Tả Đô đốc,... Trong suốt sự nghiệp làm quan đó, không chỉ có công cầm quân dẹp loạn xứ Kinh Bắc mà ông còn nổi tiếng khi đưa ra nhiều chiến lược phát triển kinh tế vùng biên ải thời phong kiến của Việt Nam.

thancongtai6
Chợ Kỳ Lừa năm 1950
thancongtai4
Chợ Kỳ Lừa cũ

Cụ thể, ông chính là người đốc thúc việc giao thương tại Lạng Sơn khi cùng với Vũ quận công Vi Đức Thắng lập ra chợ Kỳ Lừa - nơi thương nhân Đại Việt và thương nhân Trung Quốc thời đó buôn bán, trao đổi hàng hóa. Nhờ mô hình "đô thị hóa" do ông khởi xướng mà chỉ trong vòng vài năm, vùng biên viễn xứ Lạng trở thành trung tâm thương mại sầm uất nhất nhì miền bắc thời điểm đó. Sau này với sự xuất hiện của khu phố chợ Kỳ Lừa phồn thịnh, người dân phía Trung Quốc ở phía đối diện biên giới Lạng Sơn đã lập lên có 13 phường buôn với nhiều ngành nghề khác nhau. Cũng vì vậy mà nhân dân hai nước Việt - Trung thời đó đã tôn Thân Công Tài làm "sư phụ" (thầy) và "lưỡng quốc khách nhân".

thancongtai2
Những hiện vật quý được lưu giữ tại khu di tích 
thancongtai1
Mộ và đền thờ ông tọa lạc trên khu đất rộng rãi, bằng phẳng giữa xóm Ga, thôn Như Thiết.

Suốt cuộc đời làm quan, Thân Công Tài được ca ngợi là người khoan hòa, chuyên cần, thanh liêm, hết lòng vì dân, vì nước. Ông qua đời vào ngày 11 tháng 8 (âm lịch) năm Chính Hòa thứ 4 (Quý Hợi, 1683) đời vua Lê Hy Tông, hưởng thọ 64 tuổi. Ông được an táng ở quê nhà, đặt thụy hiệu là Minh Đạt Phủ Quân.

Giáo sư Vũ Ngọc Khánh từng đánh giá rất cao vai trò của Thân Công Tài trong lịch sử nước ta. Giáo sư nhận xét ông “có khuynh hướng đô thị hóa trấn lỵ Đoàn Thành Lạng Sơn, là người có tầm nhìn xa rộng, khác với nhiều vị trấn thủ ngày xưa”, “Thân Công Tài đã tỏ ra có cái nhìn đô thị (dù còn bị hạn chế vì hoàn cảnh lịch sử trong điều kiện kinh tế tự nhiên và sản xuất nhỏ), đó là một nét mới trong tình hình văn hoá nông nghiệp ở Việt Nam những thế kỷ trước”.

 

Món ăn Việt Nam vang danh thế giới: Phở, bánh mì không thể chê, có cả món được ông Obama khen nức nở

Những món ăn Việt Nam được liệt kê trong danh sách phải thử của Vouge hầu hết đều là những món bình dân nhưng hương vị thì không có gì để chê.