Giải trí

Bóc mẽ sự thật về Đường Tăng: Không hề mồ côi cha từ nhỏ, đi thỉnh kinh trái lệnh vua

Bóc mẽ sự thật về Đường Tăng: Không hề mồ côi cha từ nhỏ, đi thỉnh kinh trái lệnh vua

 

Từ trước đến nay, Đường Tăng vẫn được biết đến là người có quá khứ đầy khổ đau khi mồ côi cha từ nhỏ, mẹ bị ép phải lấy kẻ đã sát hại chồng mình. Tuy nhiên, theo ghi chép trong sử sách thì Đường Tăng lại là người có tư chất thông minh và được cha là một người am tường Nho học dạy dỗ từ nhỏ. Ông họ Trần, tên tục là Trần Huy, sinh năm 602 (một số tài liệu khác ghi là năm 600) ) tại Lạc Châu, huyện Câu Thị, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

duongtang2-1687753071.jpg
 

Sử sách cũng ghi lại rằng Đường Tăng năm 13 tuổi xuất gia, 21 tuổi chính thức trở thành tỳ kheo, trở thành một trong những nhân tài trẻ tuổi của giới Phật học thời đó. Tuy nhiên, việc Đường Tăng được nhà vua nhận làm em kết nghĩa, tin tưởng cử sang Tây Trúc lấy kinh lại không hoàn toàn đúng với thực tế. Đường Tăng giác ngộ Phật pháp từ sớm nên việc sang đất Phật thỉnh kinh là nguyện vọng tha thiết của ông. Chứng kiến các vị trưởng lão giảng giải khác nhau, mâu thuẫn và tranh cãi rất nhiều nên Đường Tăng muốn tự mình tìm hiểu, tiếp cận với những kinh sách gần với nguyên bản nhất.

duongtang3-1687753071.jpg
 

Thời đó hoàng đế nhà Đường ra lệnh cấm đi du hành qua Ấn Độ. Đường Tăng cũng biết điều đó nhưng ông lại đưa ra quyết định táo bạo, đó là tự lên đường vào năm 629. Sau nhiều năm bôn ba, vượt qua trùng trùng khó khăn, Đường Tăng đã có thể đặt chân đến Tây Trúc, thỉnh được kinh và trở thành Phật. Đây được xem là cái kết viên mãn đối với một nhà sư trẻ khao khát đi tìm chân lý. Không chỉ được vua Đường kính trọng, Đường Tăng còn khiến dân chúng ngưỡng mộ, tôn sùng. 

Sau này, Đường Tăng được nhà vua ủng hộ trong việc tổ chức dịch thuật kinh sách. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đó là cuốn Đại Đường Tây Vực ký viết về địa lý, xã hội và tập quán của vùng Trung Á và Ấn Độ thế kỉ VII, thứ bảy. Cuốn sách này được thực hiện dưới sự yêu cầu của vua Đường khi đó.

 

Danh tính 'nhạc công' của đập thủy điện Hòa Bình: Tạo nên con đập có độ phức tạp không kém Tam Hiệp

Thủy Điện Hòa Bình được xem là một công trình vĩ đại của thế kỷ 20 và là niềm tự hào của Việt Nam khi đây từng là nhà máy Thủy Điện lớn nhất Đông Nam Á ở thời điểm bấy giờ.