Đời sống

Hồi hương bộ sưu tập hiện vật văn hóa của người dân Okinawa bị cướp phá trong Thế chiến thứ 2

Hồi hương bộ sưu tập hiện vật văn hóa của người dân Okinawa bị cướp phá trong Thế chiến thứ 2

Sau gần 1 thế kỷ, những hiện vật văn hóa bị cướp phá của người Okinawa cuối cùng cũng được trở lại nơi nó vốn thuộc về.

Để tìm cách sửa chữa sự bất công kéo dài suốt hơn 80 năm, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã quyết định trả lại bộ sưu tập hiện vật văn hóa của người dân Okinawa, Nhật Bản bị cướp phá trong Thế chiến thứ 2. Cụ thể, có 22 hiện vật bị đánh cắp từ các cơ sở văn hóa Okinawa vào năm 1945 sẽ được hồi hương, trong đó bao gồm một số cuộn giấy vẽ sống động và đầy màu sắc, nhiều mảnh gốm sứ và bản đồ vẽ tay của Okinawa,...

6 trong 22 hiện vật được hồi hương

Bộ sưu tập này được tìm thấy ở trong tủ đựng đồ của một người lính Mỹ thời Thế chiến thứ hai sống ở Massachusetts. Sau khi ông qua đời, con cháu đã tìm thấy đống cổ vật giá trị này và trong số đó có một lá thư đánh máy xác nhận rằng những món đồ này đã bị đánh cắp trong bối cảnh hỗn loạn khi Okinawa bị lực lượng Mỹ xâm chiếm vào ngày 1/4/1945. Không rõ người lính Mỹ đến từ Massachusetts làm sao mà có được những món đồ này vì ông không phục vụ ở mặt trận Thái Bình Dương trong chiến tranh. Tuy nhiên, qua bức thư và giám định thì mọi thứ bên trong tủ đựng đồ của ông đều là đồ cổ có giá trị lớn.

hienvat4
hienvat1
Một số bức tranh quý của Okinawa

Sau khi thu thập các hiện vật từ gia đình ở Massachusetts, FBI đã chuyển chúng đến Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á thuộc Viện Smithsonian ở Washington, DC để phân tích thêm. Sau khi kết thúc việc kiểm tra 22 hiện vật, các quan chức Smithsonian đã chuyển những tác phẩm nghệ thuật có giá trị này cho Bộ Tư lệnh Hoạt động Tâm lý và Nội vụ Quân đội Hoa Kỳ. Tổ chức này sau đó đã vận chuyển các hiện vật đến tỉnh Okinawa và trao cho một đại diện được chỉ định của người dân Nhật Bản, Thống đốc Okinawa Denny Tamaki. Những bảo vật này giờ đây sẽ được trưng bày công khai vĩnh viễn tại quê hương của chúng.

Bản đồ vẽ tay của Okinawa có niên đại từ thế kỷ 19

Đặc vụ Kelly bày tỏ: "Điều thực sự quan trọng đối với chúng tôi với tư cách là người quản lý các hiện vật và di sản văn hóa là phải nỗ lực hết sức có thể để đưa những món bảo vật quay trở lại nền văn minh và văn hóa ở các quốc gia nơi chúng thuộc về". "Bản sắc văn hóa của một dân tộc thực sự được gói gọn trong các hiện vật và lịch sử. Đây chính là điều tạo nên một nền văn hóa. Và nếu giữ khư khư chúng nghĩa là bạn đang lấy đi lịch sử của một quốc gia hoặc một nền văn hóa nào đó", ông nói thêm.