Đời sống

Là người duy nhất khóc khi Võ Tắc Thiên thoái vị, viên quan sau này thoát chết, công danh rộng mở

Là người duy nhất khóc khi Võ Tắc Thiên thoái vị, viên quan sau này thoát chết, công danh rộng mở

Vị đại thần duy nhất khóc khi Võ Tắc Thiên thoái vị sau này lại có tương lai rộng mở đến không ngờ.

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên (624 – 705) được ghi nhận là một trong những người phụ nữ quyền lực và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Xuất phát điểm là phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Võ Tắc Thiên sau này lại trở thành hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị. Đặc biệt hơn nữa, bất chấp tư tưởng trọng nam khinh nữ thời xưa, bà vẫn chễm trệ ngồi được lên ngai vàng vốn chỉ dành cho nam nhân. 

Chân dung Võ Tắc Thiên

Trở thành hoàng đế của nhà Võ Chu, Võ Tắc Thiên cho thấy khả năng trị vì không hề thua kém đàn ông khi đem lại cuộc sống ấm no cho dân chúng, lại thu phục được nhiều người tài và không nương tay trước những người phạm tội. Có thể nói bà là một vị nữ đế tài sắc vẹn toàn. Thế nhưng, người lắm tài thì cũng sẽ không ít tật. Võ Tắc Thiên vào những năm cuối đời đã sủng ái thai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông đến mức cho phép chúng can dự triều chính, gây lên bất mãn trong lòng các đại thần.

Võ Tắc Thiên bị ép thoái vị - Ảnh minh họa

Mùa xuân năm 705, với quyết tâm đòi lại quyền lực cho nhà Đường, tể tướng Trương Giản Chi đã cùng các đại thần làm nên chính biến Thần Long, ép Võ hậu thoái vị để đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ hai. Trong khi ai nấy đều ủng hộ hết mình thì có một vị quan lại tỏ ra buồn bã, thậm chí bật khóc thảm thương, đó là Diêu Sùng (650 – 721). Sự kiện này xảy ra khi Diêu Sùng đi chúc thọ Võ Tắc Thiên - lúc này đã thoái vị, được tôn làm Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế - cùng với Đường Trung Tông Hoàng đế và các đại thần. 

Diêu Sùng là người duy nhất khóc thương cho Võ Tắc Thiên - Ảnh minh họa 

Tể tướng Trương Giản Chi tò mò hỏi nguyên do thì Diêu Sùng đáp rằng vì bản thân từng là quan dưới trướng Võ hậu nên chạnh lòng khi thấy chủ cũ, việc than khóc cũng là nghĩa vụ của thần tử nên vẫn sẽ làm dù có thể sẽ bị xử tọi. Quả thực, tể tướng Trương Giản chi đã rất không hài lòng với hành động của Diêu Sùng nên đã giáng ông từ chức Lương huyện hầu xuống Thứ sử Bạc Châu.

Tuy nhiên, sau khi Võ Tắc thiên qua đời, những đại thần tích cực ép Võ Tắc Thiên thoái vị là Trương Giản Chi, Thôi Huyền Vĩ, Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỉ, Kính Huy bị Vi hoàng hậu đẩy ra miền xa và cùng với Võ Tam Tư (cháu Võ Tắc Thiên) sai người giết hại không lâu sau đó. Diêu Sùng vốn bị ghét vì xót xa cho chủ cũ nay lại được trọng dụng trở lại. Ông không ngừng thăng quan tiến chức dưới thời các vị hoàng đế sau này. Nguyên nhân thăng tiến là vì Diêu Sùng dù là với vị vua nào cũng hết mực trung thành, một lòng muốn phục vụ bách tính, phát triển Đại Đường hưng thịnh.