Đời sống

Không chỉ khiến Trụ Vương mất nước, Đát Kỷ còn được cho là làm hại cả Thiên hoàng Nhật Bản

Không chỉ khiến Trụ Vương mất nước, Đát Kỷ còn được cho là làm hại cả Thiên hoàng Nhật Bản

Những truyền thuyết ly kì về loài hồ ly tinh này cho đến ngày nay vẫn là điều thú vị thu hút được sự quan tâm của con người. 

Trong quan niệm dân gian của người Trung Quốc, một con cáo sau khi tu luyện thành tinh thì có thể sở hữu 9 chiếc đuôi - cửu vĩ hồ (cáo chín đuôi). 9 chiếc đuôi này tượng trưng cho 9 mạng sống của hồ ly, chưa kể năng lực mạnh mẽ của chúng đạt đến cảnh giới cao nhất, có thể biến thành hình người, thôi miên điều khiển người khác,...Sự tồn tại của hồ ly tinh bắt đầu từ cuốn Sơn Hải Kinh, tuyển tập các văn bản thần thoại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 1 TCN. Trong đó mô tả một sinh vật giống như một con cáo chín đuôi sống tại một ngọn núi phủ đầy vàng và ngọc, tạo ra tiếng động như tiếng trẻ con và chuyên ăn thịt người.

Tranh vẽ cửu vĩ hồ

Trong lịch sử thời nhà Thương (1600-1046 TCN), hình tượng cửu vĩ hồ tên là Đát Kỷ cho đến ngày nay vẫn được nhắc đến như một minh chứng cho câu nói "hồng nhan họa thủy". Cụ thể, Đát Kỷ dùng nhan sắc xinh đẹp của mình để quyến rũ Trụ Vương, khiến ông ngày đêm chìm đắm vào các buổi hoan lạc, bỏ bê triều chính dẫn đến sự suy tàn của nhà Thương. Ngày nay, người Trung Quốc nói riêng và người châu Á nói chung vẫn dùng hình tượng hồ ly tinh để ám chỉ những phụ nữ không đứng đắn, chuyên phá hoại hạnh phúc, gia đình của người khác. 

Hình tượng cửu vĩ hồ trên phim điện ảnh

Đáng nói, hình tượng Đát Kỷ không chỉ bị gói gọn trong lãnh thổ Trung Quốc mà trong truyền thuyết của nước này từ thời Edo có kể lại việc Đát Kỷ sau khi nhà Thương sụp đổ đã chạy đến xứ sở xa xôi ở phía tây nam (nay là Ấn Độ) rồi trở thành Khoa Dương Phu Nhân - thê thiếp của Ban Túc Thái Tử, cũng là người gây ra thảm án 1.000 nam giới bị chém đầu. Nó tiếp tục bị xua đuổi khỏi Ấn Độ và trở về Trung Hoa dưới thân phận phi tử vua Chu tên là Bao Tự. Thế nhưng không được bao lâu cửu vĩ hồ lại bị xua đuổi tiếp.

Tranh vẽ hồ ly 9 đuôi của tác giả Utagawa Kuniyoshi sống vào thời kỳ Edo, Nhật Bản

Nó biến mất cho đến khi tái xuất ở Nhật Bản dưới lớp vỏ bọc Tamamo-no-Mae, kỹ nữ của thiên hoàng Toba. Sau khi khiến thiên hoàng ngày càng trở nên ốm yếu. Nhà chiêm tinh Abe no Yasuchika đã vạch trần thân phận thực sự của hồ ly, khiến nó bị truy sát và chết vào năm 1653. Linh hồn của nó đã nhập vào một hòn đá gọi là Sessho-seki. Sự kiện hòn đá này bị nứt vào năm 2022 làm dấy lên nghi vấn linh hồn hồ ly chín đuôi Tamamo-no-Mae đã được giải phóng. Tuy nhiên đây chỉ là suy đoán của con người, đến nay vẫn có bất kì bằng chứng khoa học nào có thể làm sáng tỏ điều này.