Đời sống

Tiền thưởng cuối năm của quan lại thời xưa: Chức càng cao càng hốt bạc,quan địa phương nghèo vô cùng

Tiền thưởng cuối năm của quan lại thời xưa: Chức càng cao càng hốt bạc,quan địa phương nghèo vô cùng

Ngày nay, tiền thưởng cuối năm không còn là điều xa lạ, tuy nhiên ít ai biết rằng ở Trung Quốc đã xuất hiện khái niệm này từ triều đại Đông Hán (25 - 220). Theo đó, hoàng đế vào mỗi dịp tháng 12 Âm lịch sẽ sai Nội vụ phủ chuẩn bị cho các tướng lĩnh và đại thần mỗi người một phong bao lì xì đỏ, trong mỗi phong bao sẽ có 20 vạn tiền đồng (tương đương với khoảng 100.000 Nhân dân tệ ngày nay).

Tiền thưởng cuối năm ở Trung Quốc xuất hiện từ triều đại Đông Hán 

Tuy nhiên, càng về sau thì sẽ càng có sự phân cấp rõ ràng trong việc phân chia tiền thưởng cuối năm. Số tiền thưởng này có mối liên hệ chặt chẽ với cấp bậc của quan: Người nào chức càng cao thì tiền lì xì sẽ càng lớn và ngược lại, chức càng thấp thì tiền thưởng càng "bèo" thậm chí còn chẳng có gì. 

Ví dụ vào thời nhà Tần, nhà Hán, quan lại cấp địa phương không có tiền thưởng cuối năm. Để xoay sở cho gia đình có cái Tết "no đủ", họ tích trữ lại những bao vải làm bằng lanh, lụa đựng chỉ dụ của hoàng đế để cuối năm đem bán lấy tiền. Cách đổi tiền thưởng theo phong cách "bán phế liệu" này đã được duy trì trong một khoảng thời gian khá dài. 

Chức vị càng cao thì tiền thưởng cuối năm sẽ càng lớn và ngược lại, chức vị càng thấp thì tiền thưởng càng 'bèo'

Đến thời nhà Đường và nhà Tống, quan lại địa phương cũng không được nhận tiền thưởng cuối năm bằng tiền mặt. Tuy nhiên, khá khẩm hơn thời Tần, Hán, triều đình sẽ cấp cho địa phương một số vốn nhất định để cho vay lấy lãi. Phần lãi nhỏ nộp về ngân khố, phần lãi còn lại thì được dùng làm thưởng cuối năm cho quan lại địa phương. 

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, việc phát thưởng cuối năm không được triều đình chủ trương. Chính vì vậy mà hình thành hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé": Quan lại kinh thành "cướp bóc" quan lại địa phương, quan lại địa phương ra sức bóc lột dân đen để có tiền dư ra sau khi "cống nộp" cho quan trên.

 

Sách thẻ tre 2.500 tuổi gợi mở kiến thức cổ xưa đã thất truyền từ lâu của Trung Quốc

Các học giả từ Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc mới đây đã có một 'khám phá mang tính đột phá' khi dịch thành công những văn bản thần bí được khắc trên những cuốn sách thẻ tre 2.500 năm tuổi.