Đời sống

Lý do Như Lai Phật Tổ không phải người mạnh nhất, cũng không là người đứng đầu Tây Thiên

Lý do Như Lai Phật Tổ không phải người mạnh nhất, cũng không là người đứng đầu Tây Thiên

Trong Tây Du Ký, Phật Tổ Như Lai là nhân vật vô cùng lợi hại. Trong khi tam giới bó tay trước sự đại náo của Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không thì ngài lại có thể nhẹ nhàng xử lý "con khỉ ngang ngược", nhốt nó dưới núi Ngũ Hành Sơn để trừng phạt. Do đó nhiều người lầm tưởng ngài là người mạnh nhất, đứng đầu đất Phật Tây Thiên nhưng sự thật lại không phải như vậy. 

Phật Tổ Như Lai thu phục Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký 1986

Phật Tổ Như Lai tuy là người cai quản thánh địa Phật giáo nhưng xét về tu vi, ngài mới chỉ tu được khoảng 1000 năm, ít hơn nhiều so với các vị thần trên trời cùng các vị Phật khác. Thêm nữa, quyền của ngài cũng chỉ có thể giới hạn ở Linh Sơn, rộng hơn là Jambudvipa và những nơi đạo Phật được truyền bá. Nói cách khác, các tín đồ Phật giáo và các vị đức Phật ngụ tại Linh Sơn là dưới quyền của ngài. Trong khi đó, thế giới lại vô cùng rộng lớn, về cơ bản Phật Tổ Như Lai chỉ sở hữu sức mạnh lớn chứ không phải là người mạnh nhất trong tam giới. 

Về địa vị ở cõi Phật, Phật Tổ Như Lai chỉ nằm ở cấp bậc 2 hoặc 3. Cụ thể,  trong tam giới có Thiên Bàn được chia thành 5 cấp bậc rõ ràng: Cấp thấp nhất là các vị tiên như Bồng Lai Chơn Tiên, Bắc Đẩu Tinh Quân…; kế sau đó là các Bồ Tát như Địa Tạng Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát; cao thêm 1 bậc thì có Thái Thượng Lão Quân, Tây Phương Phật Tổ, Văn Khuyên Khổng Thành. Cấp thứ 2 sẽ là Ngọc Hoàng Thượng Đế và Hồng Quân Lão Tổ và cao nhất chính là Diêu Trì Kim Mẫu, người được mệnh danh là mẹ của tất thảy các tiên thần. 

Tranh vẽ Diêu Trì Kim Mẫu

Có còn nhiều người không biết rõ về Diêu Trì Kim Mẫu vì hầu như bà rất hiếm khi xuất hiện trong phim ảnh hay truyện. Bà là người cai quản Diêu Trì Cung, nơi chứa đựng tất cả các nguyên chất tạo thần linh. Đạo Giáo Trung Quốc hay Cao Đài ở Việt Nam thường gọi bà bằng những cái tên khác như Vô Cực Thiên Tôn, Tây Vương Mẫu. Bà chính là chủ nhân của một khu vườn đào có thuốc trường sinh nằm ở trên đỉnh của núi Côn Lôn. Vì rất ít xuất đầu lộ diện nên thân thế của bà càng trở nên bí ẩn và thu hút sự quan tâm của chúng sinh.

 

Lý do Tôn Ngộ Không luôn tự tin xưng ‘ông ngoại’ với lũ yêu quái, hóa ra ẩn chứa ý nghĩa đầy sâu xa

Có thể nhiều người xem không chú ý, trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không thường xưng “ông ngoại Tôn” khi gặp lũ yêu ma quỷ quái. Tại sao Tề Thiên Đại Thánh lại xưng hô như vậy?