Đời sống

Nhiều nhà phục chế đồ cổ tiếp tay cho tội phạm trong lĩnh vực nghệ thuật

Nhiều nhà phục chế đồ cổ tiếp tay cho tội phạm trong lĩnh vực nghệ thuật

Hồi tháng 7 vừa qua, vụ bắt giữ nhà phục chế đồ cổ người Anh Neil Perry Smith nhận sự quan tâm lớn từ dư luận. Ông đã bị dẫn độ về Mỹ và bị cáo buộc với 29 tội danh vì đã dọn dẹp và sửa chữa đồ cổ cho Subhash Kapoor - thương nhân bị cáo buộc cầm đầu âm mưu cướp và vận chuyển số lượng cổ vật có giá trị lên đến 143 triệu USD từ châu Á tới New York. Smith không phải là trường hợp đầu tiên, trước đó có nhà phục chế người Anh tên Richard Salmon cũng từng dính những cáo buộc tương tự ông vì giúp che giấu nguồn gốc thực sự của các món đồ cổ đã được phục chế. 

Nhà phục chế nghệ thuật Mohamed Aman Siddique (giữa) hầu tòa hồi tháng 5 năm 2016 trên đường rời Tòa án Tối cao Victoria ở Melbourne, nơi ông bị kết tội gian lận nghệ thuật, nhưng sau đó được trắng án

Biện lý quận Manhattan - ông Cy Vance - cho biết: "Nếu không có những người phục chế giúp 'ngụy trang' những di vật bị đánh cắp thì những kẻ buôn bán cổ vật bán sẽ không thể bán đi bất cứ món đồ cổ nào". "Đằng sau mỗi đường dây buôn bán cổ vật và di sản văn hóa luôn có ai đó tập hợp, khôi phục những món đồ ăn cắp để biến chúng trở thành đồ hợp pháp", ông nhấn mạnh thêm.

Ảnh minh họa

Vào cuối những năm 1990, từng có một nhà phục chế người Anh tên Jonathan Tokeley-Parry bị kết tội biến những cổ vật đích thực thành những món đồ du lịch sặc sỡ để bọn buôn lậu có thể dễ dàng đưa chúng ra khỏi Ai Cập. Người này sau đó đã phải thụ án ba năm với bản án sáu năm. Ngoài ra còn có những nhà phục chế "tội phậm" nổi tiếng khác như  Thomas Keating (mất năm 1984) và Eric Hebborn (người bị sát hại ở Rome năm 1996). Và mới đây, vụ việc nhà phục chế Mohamed Aman Siddique bị cho là có liên quan đến việc làm giả các bức tranh của một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất nước Úc, Brett Whiteley cũng đã phải đi hầu tòa nhưng lại trắng án. 

Từ những câu chuyện trên, có thể thấy rằng việc quản lý, bảo tồn cổ vật hiện nay vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. Hậu quả của sự lơ là này là việc nhiều cổ vật bị thất thoát hoặc phá hỏng, dù thế nào cũng đều rất nghiêm trọng. Cần có thêm sự sát sao cùng những quy định mới chặt chẽ, nghiêm khắc để các món đồ cổ không còn là món đồ "béo bở" đối với bọn tội phạm.

 

Ngọn núi tuyệt đẹp được mệnh danh là 'huyệt đạo' linh thiêng nhất Việt Nam nằm ở đâu?

Những câu chuyện về giếng tiên, bàn cờ tiên,... tại ngọn núi này vẫn được lan truyền đến tận ngày nay.