Đời sống

Triều đại Trung Hoa 'đánh đâu thua đó', từng bị bại trận dưới tay danh tướng Lý Thường Kiệt

Triều đại Trung Hoa 'đánh đâu thua đó', từng bị bại trận dưới tay danh tướng Lý Thường Kiệt

Thời Nhà Tống (960-1279) là thời đại Trung Hoa phát triển thịnh vượng bậc nhất với nhiều phát minh quan trọng về khoa học kỹ thuật, tiêu biểu là thuốc súng. Dân số vào năm 1120 đã tăng vọt lên tới 120 triệu người. Dù có điều kiện quân sự vô cùng thuận lợi nhưng thực tế triều Tống lại bị đánh giá là yếu kém, phần lớn vì "đánh đâu thua đó".

Lý Thường Kiệt 2 lần thắng quân Tống xâm lược

Từ thời Tống Thái Tông dẫn quân đi đòi đất nhà Hậu Tấn cấp cho nhà Liêu đến thời Tống Nhân Tông (1022-1063) bị Tây Hạ của người Đảng Hạng uy hiếp từ phía tây bắc, phải cống nộp nhiều của cải và phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ để đổi lấy hòa bình. Quân Tống còn nhiều lần bại trận dưới tay danh tướng Lý Thường Kiệt của nước ta. Có thể thấy quân đội Tống chỉ toàn thua trận, mất đất đai, của cải. 

Lý giải về nguyên nhân cứ hễ đem quân ra ngoài lãnh thổ là đều phải chuốc lấy thất bại, có ba lý do được đưa ra. Đầu tiên, thời Tống không trọng quan võ. Từ thời Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận đã có quan niệm trọng văn khinh võ, quyền lực tập trung vào tay hoàng đế. Xu mật viện khi đó được thành lập để phụ trách quân vụ, hoàng đế trực tiếp quản lý và dưới trướng là các quan văn. 

Thời Tống trọng văn khinh võ

Lý do thứ hai là vì chính sách dùng binh của nhà Tống vì quá tập trung vào việc kiểm soát cá nhân nên đã kìm hãm sức mạnh của tướng lĩnh, khiến họ không nắm được sự mạnh yếu của tam quân (Tiền quân, Trung quân và Hậu quân). Kỷ luật quân đội bất minh cũng là yếu tố khiến quân Tống không được huấn luyện đúng cách. Cuối cùng, nguyên nhân quan trọng khiến quân đội Tống yếu kém chính là nạn thừa binh. Dù quân đội của nhà Tống cực kì đông đảo nhưng lại không được huấn luyện đến nơi đến chốn. Sự nghi thức hóa, chuyên dùng để phô trương, tập trung toàn lực bảo vệ triều đình khiến cho quân lính không đủ lực để chống lại những mối đe dọa từ ngoại bang.

 

Chiếc tủ gỗ quý từ thời Khang Hy có giá 7 triệu USD, từng bị chia làm 3 phần sau khi lưu lạc

Sự hội ngộ kỳ diệu của 3 phần của chiếc tủ gỗ quý này khiến giới sưu tầm cổ vật không khỏi kinh ngạc.