Hàng không - Vũ trụ

Các mẫu vật thu thập được trong sứ mệnh Apollo 17 từ 50 năm trước tiết lộ tuổi thực sự của mặt trăng

Các mẫu vật thu thập được trong sứ mệnh Apollo 17 từ 50 năm trước tiết lộ tuổi thực sự của mặt trăng

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất, khi nó dịch chuyển đến giữa trái đất và mặt trời thì sẽ xảy ra hiện tượng trăng khuyết mỗi tháng một lần vào ngày đầu tháng, tức là chúng ta sẽ không thể thấy được nó từ trái đất. Lực hấp dẫn của mặt trăng là nguyên nhân gây ra thủy triều và ngoài ra, vệ tinh tự nhiên này cũng có liên quan trực tiếp đến việc mỗi ngày có 24 giờ. 

Mặt trăng là người bạn đồng hành thân thiết của trái đất, có nhiều tác động đến hành tinh của chúng ta

Vào năm 1972, các phi hành gia làm việc trên con tàu vũ trụ Apollo 17 là Eugene Cernan và Harrison Schmitt đã thu thập đá và bụi từ bề mặt mặt trăng. Có lẽ cả hai người không ngờ rằng bản thân đã vô tình mang về câu trả lời cho một trong những câu hỏi lớn nhất về mặt trăng, đó là tuổi thực sự của mặt trăng là bao nhiêu. 

Nhà địa chất và phi hành gia Harrison Schmitt đã sử dụng dụng cụ đặc biệt để lấy mẫu vật trên mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 17 năm 1972.

Theo đó, đựa vào các tinh thể Zircon trong bụi mặt trăng, người ta cho rằng chúng đã hình thành từ cách đây 4,46 tỷ năm. Như vậy, độ tuổi thực sự của mặt trăng ít nhất cũng phải tương đương hoặc lâu đời hơn. Có một giả thuyết về sự hình thành của mặt trăng, đó là nó được tạo ra khi một vật thể có kích thước bằng sao Hỏa đâm vào trái đất khiến cho một mảnh đá lớn văng lên không gian rồi đi vào quỹ đạo quanh hành tinh của chúng ta. Các tinh thể đã được hình thành trong quá trình mặt trăng "nguội" đi. 

Jennika Greer, nhà nghiên cứu về khoa học Trái đất tại Đại học Glasgow, tỏ ra vô cùng phấn khích: "Thật đáng kinh ngạc khi có bằng chứng cho thấy tảng đá bạn đang cầm là mảnh Mặt trăng cổ nhất mà con người tìm được cho đến thời điểm hiện tại". 

Theo CNN