Đời sống

Sốc với mức phạt cực nặng nếu lái xe từ chối đo nồng độ cồn

Sốc với mức phạt cực nặng nếu lái xe từ chối đo nồng độ cồn

Hành vi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn, theo điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Trong khi đó, người điều khiển xe máy bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng (điểm g khoản 8 Điều 6); tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng phạt từ 16 - 18 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 7), tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 - 24 tháng.

Sốc với mức phạt cực nặng nếu lái xe từ chối đo nồng độ cồn

Đặc biệt, người đi xe đạp, xe đạp điện cũng bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 8).

Có thể thấy, mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mạnh mức phạt khi đi sai làn. Cụ thể:

Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (trước đây 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng).

Lái xe từ chối đo nồng độ cồn sẽ bị phạt tới 40 triệu đồng

Đối với người tham gia giao thông không đi đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.

Người điều khiển xe máy bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông bị phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

Sốc với mức phạt cực nặng nếu lái xe từ chối đo nồng độ cồn

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng đi không đúng phần đường, làn đường phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện đi sai làm đường cũng bị phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng (trước đây từ 50.000 - 60.000 đồng).

 

Những lỗi vi phạm nào bị tăng nặng mức xử phạt theo luật giao thông đường bộ 2020?

(Techz.vn) Nghị định số 100/2019/NĐ–CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vừa mới được chính phủ ban hành để thay thế cho nghị định số 46/2016/NĐ–CP, đồng thời có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.