Thủ thuật công nghệ

Nếu thấy những dấu hiệu này, hãy làm ngay một việc để tránh bị hack tài khoản Facebook

Nếu thấy những dấu hiệu này, hãy làm ngay một việc để tránh bị hack tài khoản Facebook

Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số dấu hiệu nhận biết lừa đảo trên Facebook để có thể chủ động phòng tránh và cảnh giác.

Thông báo trúng thưởng

Có một chiêu thức lừa đảo không mới nhưng vẫn luôn được kẻ gian sử dụng là gửi thông báo trúng thưởng giả mạo. Những tin nhắn này thực tế là cái bẫy mà kẻ lừa đảo giăng ra để chờ con mồi. Khi bạn liên hệ với bên gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng, họ sẽ yêu cầu bạn thanh toán 1 khoản tiền lệ phí hồ sơ hoặc một loại phí thành viên nào đó để nhận quà. Và khi bạn chuyển tiền cho họ xong thì quà cũng chẳng nhận được mà tiền thì đã mất. Vì thế khi nhận được những tin nhắn thông báo trúng thưởng kiểu này thì tốt nhất nên xóa hoặc không nên làm theo yêu cầu của họ để tránh mất tiền oan.

Các liên kết đến trang Web giả mạo

canh-bao-lua-dao-2-1697599580.png
 

Một dấu hiệu lừa đảo khác mà bạn nên lưu ý là nhận được các tin nhắn chứa liên kết tới trang web giả mạo. Có thể ai đó nhờ bạn like, share hoặc bấm vào đường link nào đó để bình chọn 1 cho cuộc thi trên mạng. Hoặc họ gửi 1 đường link liên kết với một nội dung kêu gọi bạn nhấn vào. Khi click vào đường link đó, có thể hệ thống sẽ yêu cầu bạn đăng nhập, gửi mã OTP… Những chiêu thức này đều là lừa đảo. Chỉ cần bạn nhập thông tin theo yêu cầu, bạn sẽ bị mất thông tin cá nhân, thậm chí là mất cả tiền trong tài khoản.

Nếu nhận được các đường link yêu cầu đăng nhập, bạn cần phải bình tĩnh kiểm tra xem đường link đó có phải chính thức của cơ quan, tổ chức hay không… hay là những đường link giả mạo. Nếu là đường link giả mạo thì bạn không nên nhập thông tin cá nhân mà hay đổi ngay mật khẩu tài khoản của mình để tránh bị rủi ro.

Cuộc gọi lừa đảo deepfake

canh-bao-lua-dao-3-1697599580.png
 

Gần đây có nhiều đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra những video, hình ảnh, cuộc gọi giả danh người thân để lừa đảo. Đã có không ít người sập bẫy của kẻ xấu.

Theo Cục An toàn thông tin, có 5 dấu hiệu giúp mọi người nhận biết với các cuộc gọi sử dụng deefake.

  • Thời gian cuộc gọi ngắn, có thể chỉ diễn ra trong vài giây.
  • Do hình ảnh giả được AI tạo ra nên khuôn mặt của người gọi thường thiếu cảm xúc, bị đơ, tư thế thiếu tự nhiên, hướng đầu và cơ thể không nhất quán.
  • Quan sát kỹ hình ảnh, bạn có thể thấy màu da của người gọi bất thường, ánh sáng kỳ lạ, bóng đổ không đúng vị trí. Nhìn chung các cuộc gọi này thường thiếu tự nhiên.
  • Âm thanh cuộc gọi không đồng nhất với hình ảnh. Kẻ lừa đảo có thể tạo thêm tiếng nhạc ồn vào trong clip hoặc clip không có âm thanh.
  • Các cuộc gọi bị ngắt máy giữa chừng với lý do sóng yếu, mất song.

Dọa người dùng bị hacker tấn công

canh-bao-lua-dao-4-1697599580.png
 

Ngoài những dấu hiệu mình vừa chia sẻ ở trên thì còn một phương thức lừa đảo khác mà người dùng nên cẩn trọng trên mạng xã hội. Chiêu thức lừa đảo này, kẻ xấu sẽ nói rằng tài khoản của bạn bị hacker tấn công hoặc sắp bị xóa. Chúng sẽ giúp bạn lấy lại tài khoản và yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân. Khi lấy được thông tin cá nhân của bạn, họ sẽ đánh cắp tài khoản của bạn và những thông tin quan trọng khác.

Như vậy, phương thức lừa đảo trên mạng xã hội rất đa dạng do đó chúng ta nên hết sức cẩn thận. Không được nhấn vào các liên kết, nên hủy kết bạn với những đối tượng yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân. Hãy đổi mật khẩu Facebook thường xuyên và tăng cường bảo mật 2 lớp để bảo vệ tài khoản.

 

Facebook và Messenger chính thức hợp nhất làm một, hãy trải nghiệm ngay thôi nào!

Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Facebook đã chính thức hợp nhất ứng dụng chat Messenger lại làm một.