Nhịp sống số

Phát hiện lỗ đen mới có kích thước siêu khổng lồ

Phát hiện lỗ đen mới có kích thước siêu khổng lồ
id="post_message_12497658">
Phát hiện lỗ đen mới có kích thước siêu khổng lồ

Theo công bố trực tuyến của tạp chí Nature hôm thứ hai, các nhà khoa học và thiên văn học tại Singapore và Hoa Kì vừa phát hiện hai lỗ đen siêu không lồ, một trong số đó có kích thước lớn gấp 9,7 tỉ lần mặt trời, phá vỡ kỷ lục về kích thước của lỗ đen tên Messier 87 trước đây, nó lớn gấp 6,3 tỉ lần mặt trời. Độ lớn của siêu lỗ đen này đã làm các nhà khoa học phải ngỡ ngàng, bởi vì trước đây, các dự đoán dựa trên đặc điểm thiên hà xung quanh vùng xoáy khổng lồ này cho rằng kích thước của nó không lớn tới mức như vậy.


Sự hiện diện của lỗ đen là một điều cực kỳ bí ẩn, bởi vì chưa có một kết luận nào khẳng định được việc hình thành các lỗ đen. Tuy nhiên, theo lý thuyết của các nhà khoa học , khái niệm về lỗ đen là một vùng không gian có từ trường hấp dẫn lớn đến mức nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó, trừ khả năng vật chất đó thoát khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Các nhà khoa học tin rằng lỗ đen hình thành từ trung tâm của các thiên hà, trong đó có thiên hà Milki Way của chúng ta, và thiên hà càng lớn thì lỗ đen càng lớn. Những siêu lỗ đen kiểu này có thể chính là cột mốc trọng lực của các thiên hà, đồng thời cũng là manh mối để tìm hiểu số phận của các chuẩn tinh hiếu chiến.

  • Chuẩn tinh là thiên thể cực xa và cực sáng, với đặc trưng là dịch chuyển đỏ rất lớn. Trong phần anh sáng biểu kiến, chuẩn tinh trong giống một ngôi sao bình thường, tức là nguồn anh sáng điểm. Thực tế, ánh sáng của chuẩn tinh phát ra từ các quầng vật chất đặc, nằm xung quanh vùng nhân của các thiên hà trẻ.
  • Hiệu ứng đường hầm lượng tử là một hiệu ứng lượng tử mô tả sự chuyển dịch của hệ vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác mà thông thường bị ngăn cấm bởi các quy luật vật lý cổ điển.

Các lỗ đen mới được phát hiện cách Trái Đất hơn 300 triệu năm ánh sáng nằm trong hai thiên hà hình elip khổng lồ. Một lỗ đen được gọi là NGC 3842, nằm theo hưởng của chòm sao Leo, và còn lại là NGC 4889, theo hướng chòm sao Coma Berenices. Các nhà khoa học cho biết, họ tìm ra kích thước của hai lỗ đen này bằng cách đo tốc độ của các ngôi sao quay quanh thiên hà này nhờ sử dụng ba kính viễn vọng lớn trên trái đất bao gồm Gemini, MacDonald và các đài thiên văn Keck.

Các phát hiện gần đây của các nhà khoa học và thiên văn học cho thấy khả năng con người có thể tiến xa vào vũ trụ là rất có thể, và vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn trong không gian bên ngoài Trái Đất đang chờ chúng ta khám phá. Một điều hy vọng rằng Trái Đất của chúng ta không "sơ xuất" chui vào các siêu lỗ đen này.