Nhịp sống số

Panasonic dùng Graphite chế tạo tản nhiệt cao su

Panasonic dùng Graphite chế tạo tản nhiệt cao su

Chướng ngại nhiệt độ cũng tồn tại trong các thiết bị điện tử khác, và có một thiết bị đặc biệt cần giải quyết đến hai vấn đề. Các xe hơi điện dùng rất nhiều các linh kiện điện tử để đảm bảo hiệu suất sử dụng điện trên hành trình. Các linh kiện điện tử đó cũng phát nhiệt, hơn nữa cần được bảo vệ khỏi chấn động làm tổn hại.


 

 

Khối kim loại và quạt là không thể thiếu do nhiệt lượng khổng lồ mà CPU sản sinh khi làm việc,
có thể làm cháy con chip nếu không được tản nhiệt.
 
 
 
 
Các nhà sản xuất xe hơi đã giải quyết cả hai vấn đề này bằng cách kết hợp đồng hoặc nhôm cho tản nhiệt, và cao su để giảm chấn. Giải pháp này khá hiệu quả, nhưng làm tăng khối lượng các linh kiện do các khối kim loại. Tuy nhiên, Panasonic vừa tìm ra cách thay thế các tản nhiệt kim loại bằng việc phát triển một lớp phủ cho cao su.
 
 
 
Thay vì phải dùng kim loại để dẫn dòng nhiệt ra khỏi các linh kiện, Panasonic đã thêm một lớp áo graphite cho cao su và nhờ đó tăng độ đẫn nhiệt của cao su lên tới gấp 300 lần. Trong khi cao su thường có độ dẫn nhiệt chỉ 0,1W/m.K, thì ở cao su phủ graphite là 20W/m.K.
 
 
 
Và điều này có nghĩa là rất nhiều các hệ thống trên các phương tiện dùng điện có thể từ biệt tản nhiệt kim loại thay bằng loại cao su mới này. Như thế không chỉ làm thiết bị nhẹ hơn, mà còn giam chi phí sản xuất. Nhẹ hơn nghĩa là mỗi lần sạc đi được xa hơn. Giảm chi phí sản xuất nghĩa là sẽ có các xe điện rẻ hơn.
 
 
 
Tuy có lớp áo graphite, nhưng độ dẫn diện của cao su vẫn không thể so sánh với đồng (401W/m.K) hay nhôm (250W/m.K). Nhưng độ dẫn nhiệt cao như thế chỉ cần thiết cho các linh kiện đặc biệt như CPU, và không lý do nào ngăn cản Panasonic tiếp tục phát triển các lớp áo mới cso độ dẫn nhiệt còn hơn nữa cho cao su. Và biết đâu, nay mai thôi, chúng ta có thể nhìn thấy các tản nhiệt cao su trong máy bàn hay laptop của mình.


 
Trí Việt