Nhịp sống số

Để có thể trở thành nhà văn trên mạng xã hội

Để có thể trở thành nhà văn trên mạng xã hội

Các tác giả hiện nay có thể sử dụng mạng xã hội để đưa các tác phẩm đến gần hơn với độc giả. Và dù bạn là đã gắn bó lâu dài hay chỉ là mới bắt đầu tham gia mạng xã hội thì những lời khuyên sau đây sẽ có thể giúp ích cho bạn.

Hãy đăng kí tại các mạng xã hội lớn

Bạn sẽ rất khó khăn để có thể sàng lọc tất cả các mạng xã hội tồn tại hiện nay và đưa ra quyết định sẽ tập trung vào đâu để cái tên của bạn nhanh chóng được biết đến. Vì vậy lời khuyên cho bạn là hãy tham gia vào những mạng xã hội có sự phát triển nhanh, có nhiều người tham gia và ở đó hãy gia tăng sự hiện diện của bạn. Điều đó đồng nghĩa với việc, Facebook rất thích hợp cho khởi đầu của bạn; ngoài ra Google+ với sự phát triển hiện nay cũng là một sự lựa chọn đúng đắn.

Tương tác và nhiệt tình

Một phần thành công khi sử dụng mạng xã hội đó là phải coi đó như một xã hội thực sự. Chia sẻ những liên kết bạn thích và thêm vào những ý kiến của bạn – đó cũng là một giải pháp và quan trọng là làm sao để mọi người cũng thấy thích thú với những điều này và quan tâm tới bạn. Ví dụ như bạn thường xuyên chia sẻ những thông tin của mình, sử dụng nó như một cuốn nhật kí di động, chia sẻ những mẩu tin thú vị mà không nhất thiết phải theo một chủ đề nào cả.

Giảm thiểu việc tự PR bản thân

Những người quan tâm bạn không cần bạn phải thường xuyên nhắc nhở rằng mình là một cây bút lớn. Độc giả đến với bạn vì họ muốn đọc những suy nghĩ, những tác phẩm của bạn. Và nếu họ thấy thích thú với những điều này, họ sẽ ủng hộ cho những quyển sách của bạn. Do vậy việc tự quảng bá bản thân hay tranh cãi là việc nên tránh, nó sẽ chỉ khiển người độc cảm thấy khó chịu và nhiều khi không còn muốn đọc những tác phẩm của bạn nữa.

Hãy xem xét các cấp độ bảo mật và sự thoải mái

Bạn có thể do dự khi quyết định tham gia các cộng đồng ảo phạm vi toàn cầu khi mà thông tin và quan điểm của bạn sẽ được hiện diện với bất cứ ai; nhưng bạn có thể lựa chọn những điều mà bạn cảm thấy thoải mái và có thể chia sẻ. Và nếu bạn cảm thấy không thoải mái với vấn đề nào đó, hãy điều chỉnh. Hãy chỉ cung cấp thông tin cá nhân của mình khi bạn thấy thật sự thoải mái và tin tưởng.

Diễn đạt cảm xúc hợp lí

Trạng thái của bạn trên các mạng xã hội không phải chỉ là ánh mặt trời và cầu vồng, nhưng nếu bạn thường xuyên than vãn, kêu ca hoặc xây dựng mình như một diễn viên truyền hình thì sẽ không ai muốn quan tâm tới bạn nữa. Nhưng bạn cần tạo ra cá tính riêng của mình, bởi sẽ chẳng ai quan tâm đến bạn nếu bạn nói đến hay đăng những thứ mà mọi người đều đã biết và đã nói đến.

Tạo ra những giá trị kết nối

Bạn có thể sử dụng khả năng kết nối mạng vô tận của truyền thông xã hội để tạo ra những lợi ích cho bạn. Hãy vui vẻ với những kết nối này và tham gia cùng với những tác giả khác mà bạn ngưỡng mộ. Những kết nối không những quan trọng với những tác giả mới có khát vọng mà còn có ích với những tác giả dày dặn kinh nghiệm.

Giữ sự hiện diện của bạn

Hãy chắc chắn rằng tài khoản của bạn sẽ không bao giờ bị bỏ quên, và hãy điền những thông tin cơ bản vào phần thông tin cá nhân của bạn. Ngoài việc đăng tải thường xuyên, cập nhật hình ảnh cá nhân trên Facebook hay thay ảnh bìa (mỗi sáu tháng là một thời gian hợp lí để có thể tham khảo). Hãy để cho những người quan tâm đến bạn biết rằng bạn vẫn đang ở trạng thái hoạt động và bạn muốn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội này để chia sẻ với mọi người.

Tác giả tham vọng và tác giả dày dặn kinh nghiệm

Bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên nhưng các tác giả mới nên sử dụng các mạng xã hội với mục đích khác các tác giả đã có kinh nghiệm, những người mà công việc đã thật sự được xây dựng. Bởi phương tiện truyền thông xã hội là một phần mở rộng tiếng nói của bạn. Đối với các nhà văn tham vọng, đó là một cơ hội để thử nghiệm - làm thế nào để nói những điều thú vị một cách rất ngắn gọn. Còn với các nhà văn đã dày dặn kinh nghiệm thì có thể xem đó như phần Q&A (phần hỏi – đáp) của một cuốn sách.

Đừng ám ảnh bởi số người theo bạn

Điều đó giống như việc bạn sẽ trở nên bận rộn và có thể ảnh hưởng tới bao nhiêu người thông qua các mạng xã hội. Những điều đó không quan trọng, mà chỉ cần bạn thực sự tham gia thì mọi người sẽ lắng nghe bạn.

Đừng ép buộc điều gì

Sẽ là điều bình thường nếu sau một thời gian thử nghiệm bạn cảm thấy các mạng xã hội không dành cho mình. Khi đó đừng ép buộc mình tiếp tục tham gia, bởi bạn sẽ không còn là mình nữa. Hãy tìm điều khiến bạn hứng thú hơn và chỉ sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như một phần thưởng nhỏ cho công việc hiện tại của bạn.

Theo Mashable