Cộng đồng mạng

Hồi ức cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ

Hồi ức cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ

Bùi ngùi nhớ cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391188369208

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trường Trung học GTVT Thủy – Bộ (Ảnh tư liệu)

Không phải những mùa Xuân của thời niên thiếu mà là những mùa Xuân kể từ khi Bác Hồ thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, năm 1930. Xin điểm lại những mùa xuân ấy.

Bùi ngùi nhớ cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391188586852

Bác Hồ và Bác Tôn chụp ảnh với đoàn thiếu nhi dũng sĩ miền Nam 

Thứ nhất, Xuân Canh Ngọ 1930

Sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử (1) ghi rõ:

Tháng 2-1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam.

Hội nghị được tiến hành từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930, tức là từ ngày 5 đến ngày 9 tháng giêng năm Canh Ngọ. Buổi đầu Hội nghị tổ chức tại một căn phòng của một công nhân nghèo, sau đó chuyển sang một số địa điểm khác ở Cửu Long (Hồng Công, Trung Quốc).

Ðại biểu của Ðông Dương Cộng sản Ðảng, An Nam Cộng sản Ðảng, chi bộ của những người cộng sản Việt Nam ở nước ngoài đã tham dự Hội nghị này.

Bùi ngùi nhớ cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391188861951

Bác Hồ và nông dân. (Ảnh tư liệu)

Trong bài báo “Ðảng ta”, viết năm 1949, dưới bút danh Trần Thắng Lợi, Bác Hồ nhớ lại:

“Năm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi vắng, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội khai toàn quốc Ðại hội ở Hương Cảng. Ðại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.

Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Ðông Dương Cộng sản Ðảng, An Nam Cộng sản Ðảng và Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau lại càng xa nhau”.

… “Ðể giữ bí mật, các đại biểu khai hội trên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Ðảng.

Sau cuộc bàn bạc sôi nổi và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng, lấy tên là Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Thế là Ðảng ta chân chính thành lập” (2).

Và từ đó, Ðảng ta trở thành Ðảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, Xuân Nhâm Ngọ 1942

Ngày 28-1-1941, tức ngày mồng 2 tháng giêng năm Tân Tỵ, Bác Hồ từ biên giới Trung Quốc lên đường về nước.

Tháng 5 năm đó, Bác chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương, Hội nghị xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết hàng đầu của cách mạng Ðông Dương. Và quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi mang tên Việt Nam độc lập đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Minh.

Bùi ngùi nhớ cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391189109351

Bác Hồ và thiếu nhi nbsp;

Bước sang năm Nhâm Ngọ 1942, tại chiến khu Việt Bắc, ngay từ ngày đầu năm, Bác Hồ đã làm bài thơ Chúc mừng năm mới, ký tên Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 114.

Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi

Năm cũ qua rồi, chúc năm mới

Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!

Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi,

Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!

Chúc Việt Minh ta càng tấn tới,

Chúc toàn quốc ta trong năm này

Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!...

Cũng mùa Xuân Nhâm Ngọ ấy, Bác Hồ, với bí danh Thu Sơn, trong bộ quần áo Nùng bạc mầu, đầu đội mũ vải, sau lưng mang túi vải, chân đi đôi hài bằng rơm, tay chống gậy, chuyển đến ở nhà đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) tại châu Nguyên Bình trong một số ngày.

Bùi ngùi nhớ cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391189586258

Bác Hồ làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Châu Nguyên Bình lúc này được gọi là châu “Việt Minh hoàn toàn”. Ở đó, Bác Hồ đã mở một lớp chính trị giảng cho cán bộ rằng: “Ðánh giặc phải có căn cứ địa… Sau này khởi nghĩa đánh đế quốc Pháp, Nhật ta cũng phải lấy núi rừng làm căn cứ địa”.

Thứ ba, Xuân Giáp Ngọ 1954

Giáp Ngọ 1954 là năm quân và dân ta làm nên Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ.

Mùa xuân năm ấy, Bác Hồ và Bộ Chính trị Trung ương Ðảng đã dành nhiều tâm sức cho mặt trận quân sự, cho các chiến trường toàn quốc, đặc biệt là chiến trường Ðiện Biên Phủ.

Bùi ngùi nhớ cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391189283436

Bác Hồ và Tướng Giáp

Theo kế hoạch Nava, từ tháng 11-1953, quân Pháp đã nhảy dù chiếm đóng Ðiện Biên Phủ và xây dựng nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Ý đó là giăng thành một cái bẫy, cuốn hút lực lượng chủ lực của Việt Minh lao vào để tiêu diệt và xoay chuyển tình thế.

Nhưng kẻ giăng bẫy chính là người mắc bẫy.

Ðầu tháng 12-1953, quân ta bắt đầu mở cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân bằng một loạt chiến dịch trên khắp các chiến trường từ bắc đến nam.

Khi trao nhiệm vụ cho Ðại tướng Võ Nguyên Giáp lên chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ, Bác nói: “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Bùi ngùi hồi ức cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391189856932

Bác Hồ thực hành tiết kiệm.

Tết Giáp Ngọ đến, như thường lệ, Bác gửi thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ:

Năm mới quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành

- Ðẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập, tự do

- Cải cách ruộng đất là công việc rất to

Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn

Quân dân ta nhất trí kết đoàn

Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công.

Bác quyết định cho thêu cờ luân lưu “Quyết chiến quyết thắng” động viên bộ đội thi đua lập công và in thiếp hồng chúc Tết gửi gấp cho cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Ðiện Biên Phủ.

Ngày 13-3-1954, quân ta mở đợt tiến công lớn đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ. Sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ngày 7-5-1954, đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đó. Tướng De Castries đầu hàng.

Chính phủ Pháp coi thất bại Ðiện Biên Phủ như là một đòn tử thương đối với danh dự của nước Pháp, một quốc tang.

Trong khi đó, Bác Hồ gửi Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Ðiện Biên Phủ. Bác hỏi: “Bác và Chính phủ định thưởng cho các chú Huy hiệu “Chiến sĩ Ðiện Biên Phủ”. Các chú có tán thành không?”.

Câu hỏi thật khiêm nhường và giản dị biết bao!

Thứ tư, Xuân Bính Ngọ 1966

Năm 1965, chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền nam hoàn toàn phá sản. Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ, ào ạt đưa quân vào miền nam, đồng thời leo thang chiến tranh, đánh phá miền bắc.

Bùi ngùi hồi ức cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391189985574

Bác về thăm chiến khu.

Ngay từ năm đầu, quân Mỹ đã vấp phải những đòn giáng trả mạnh mẽ ở cả hai miền.

Tết Bính Ngọ 1966, Bác Hồ gửi thư mừng năm mới:

Mừng miền nam rực rỡ chiến công

Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Plây Me, Ðà Nẵng

Mừng miền bắc chiến đấu anh hùng.

Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng.

Giữa năm Bính Ngọ, ngày 7-7-1966, Bác Hồ ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước:

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Ðến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Bùi ngùi hồi ức cuộc đời Bác qua bốn mùa Xuân năm Ngọ-image-1391190184686

Nhân dân thủ đô chào đón Bác.

Hơn một năm rưỡi sau, quân và dân ta đã tiến lên giành thắng lợi vang dội trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, giáng một đòn chí tử vào chiến lược chiến tranh cục bộ và ý chí xâm lược của Mỹ. Ngày 1-1-1968, trước Tết Mậu Thân một tháng, Bác Hồ đã có thư chúc mừng năm mới, ẩn chứa một lời dự báo tiên tri:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng lợi tin vui khắp nước nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta!

Đọc thêm: Ngược Dòng Thời Gian Ngắm Tết 1990 Giản Dị Đến Nao Lòng

Hiểu Phương