Tư vấn

Điện thoại Android thị trường Nhật: Tốt và chưa tốt

Điện thoại Android thị trường Nhật: Tốt và chưa tốt

ĐIỂM TỐT: Giá thành dễ tiếp cận

Nếu ngày trước, khi nói đến hàng chính hãng thì sản phẩm thường có giá quá trên trời, dù rằng máy có đi kèm chế độ bảo hành từ phía nhà sản xuất. Trong khi hàng xách tay bản quốc tế có giá rẻ hơn khá nhiều, ít nhất là 1 triệu đồng. Thì nay, những sản phẩm đến từ Nhật lại có giá thành còn rẻ hơn cả hàng xách tay. Xét trên nhiều yếu tố có lợi, việc các hãng lớn ưu ái cho ra những phiên bản đặt biệt dành riêng cho thị trường này. Chính vì lẽ đó, các thương gia Việt Nam đã nhận ra tiềm năng về giá cả so với hàng xách tay ở thị trường nội địa nên đã nhập về và bán ra với giá thành rất cạnh tranh.

 Galaxy Note 3 Docomo - Cấu hình tương tự Note 3 quốc tế nhưng giá rẻ hơn.

Chất lượng gia công

Khả năng chống nước từ những sản phẩm dành riêng cho thị trường Nhật Bản là rất tốt.

Dù rằng chất lượng gia công các sản phẩm hiện nay đã ngày một nâng cao và có sự cân bằng giữa các thị trường. Nhưng tất nhiên "Made in Japan" luôn nhận được sự tin tưởng đến lạ kỳ. Tương tự thị trường Châu Âu, hàng hóa ở thị trường Nhật luôn được kiểm tra chất lượng sản phẩm rất kĩ lưởng, khó hơn khi so với các nước khác trong thị trường Châu Á, những sản phẩm gia công yếu kém luôn bị "đào thải".

Dễ dùng và nhiều biến thể ưu ái người dùng

Khác với những phiên bản bán quốc tế, các sản phẩm cùng model khi muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Thường phải thay đổi một vài chi tiết và trở thành những biến thể mới. Phổ biến nhất là thêm khả năng chống nước đơn giản chỉ vì người Nhật thích dùng điện thoại khi đang tắm. Một số tăng khả năng dùng thêm thẻ nhớ ngoài trong khi bản quốc tế lại không. Thậm chí thay cả chất liệu vỏ đến điều chỉnh cả thiết kế. Có thể nói không mấy ai may mắn như người Nhật về khoảng được ưu ái nhiều như thế.

LG ISAI - Phiên bản chống nước của LG G2.

Về phía người dùng Việt, nếu đặt lên bàn cân so sánh trực tiếp với hàng nội địa Hàn Quốc, hàng Nhật có nhiều điểm dễ dùng hơn. Nói rõ hơn về thiết kế, hàng Nhật không có "ăng-ten thần thánh" như nội địa Hàn. Thêm vào đó, hàng Nhật từ một số nhà mạng như KDDI có thể sử dụng sim Việt Nam rất dễ dàng. Không bị mất hay sóng kém, không cần phải cài đặt thêm những phần mềm trung gian mà có thể cắm sim sử dụng ngay.

CHƯA TỐT: Phần mềm chậm cập nhật

Chậm chạp trong khâu cập nhật hệ điều hành thậm chí là không nhận được thông báo update gì từ hãng là điểm trừ rất lớn. Việc cập nhật hệ điều hành tưởng chừng không mấy quan trọng nhưng cá biệt với Android lại là một vấn đề khác. Các phiên bản Android mới mang nhiều nâng cấp trải nghiệm về cảm quan thiết kế, trải nghiệm lẫn cốt lõi bên trong. Người dùng chỉ còn các tìm đến các bản Rom cook từ các lập trình viên tuy nhiên cộng đồng lập trình cho dòng này thật sự không mấy đông đảo. Đó là chưa tính đến nguy cơ hư hỏng máy khi người dùng tự thực hiện mà không có kinh nghiệm.

Phần mềm Việt hoá chưa hoàn toàn

Khi các máy từ thị trường Nhật mang về sẽ có sẵn những ứng dụng riêng cho nhà mạng, đó là những gì mà chúng ta hay gọi là "phần mềm rác". Việc xoá những ứng dụng này cũng khá dễ dàng tuy nhiên không thể xoá bỏ hoàn toàn những phần mềm được tích hợp sâu. Mặc khác, dù không nhiều nhưng một số lỗi nhỏ vẫn hay xảy ra trong quá trình sử dụng. Về tổng thể đây là lỗi thật sự không lớn nhưng xét cho cùng đây vẫn là chiếc điện thoại tuỳ biến dành riêng cho người Nhật sử dụng. Đối với người Việt vẫn có chút bất tiện.

Nguồn hàng không rõ ràng

Nếu bạn là người mua hàng đây có lẽ là vấn đề đáng lo ngại nhất, khó tránh nhất. Những "gian thương" luôn ở bên ngoài rình rập và dụ dỗ bởi những cái giá quá sức hấp dẫn đến không tưởng nổi...Hãy sáng suốt để tránh những cái bẫy từ hàng giá rẻ. Hàng kém chất lượng, hàng lỗi, hỏng, hàng bị thay thế linh kiện là những gì mà họ mang lại. Lời khuyên là hãy tìm đến những cửa hàng lớn, có uy tín, chất lượng và chế độ bảo hành tốt. Câu nói "tiền nào của nấy" không bao giờ sai...