Khoa học & Đời sống

Đầu tư 4700 tỷ vào hãng hàng không Vinpearl Air, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt tiêu chuẩn gì trong đào tạo phi công?

Đầu tư 4700 tỷ vào hãng hàng không Vinpearl Air, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt tiêu chuẩn gì trong đào tạo phi công?

Vinpearl Air vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục xin cấp phép máy bay, tuy nhiên động thái tuyển sinh học viên phi công đã cho thấy tầm nhìn dài hạn và bền vững của Vinpearl Air trong lúc thị trường hàng không đang cạnh tranh vô cùng gay gắt.

Chia sẻ về môi trường đào tạo ưu việt và hứa hẹn tương lai đầy triển vọng của lứa học viên đầu tiên sẽ gia nhập VinAviation School vào tháng 9 sắp tới, Bà Nguyễn Thanh Hương- Chủ tịch Vinpearl Air cho rằng yếu tố con người và cụ thể là đội ngũ nhân lực kỹ thuật cao chính là nhân tố quyết định trực tiếp và đảm bảo an toàn cho các hãng hàng không.

Đây cũng là lý do tại sao trong quá trình hoàn thiện thủ tục thành lập, Vinpearl Air đã thành lập  Trường đào tạo cơ bản phi công, thợ máy (VinAviation School) kết hợp với Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre).

Vinpearl Air đào tạo phi công theo chương trình phi lợi nhuận 

Đây là cách làm tổng thể và căn cơ không chỉ cho Vinpearl Air mà còn cho cả ngành hàng không Việt Nam vốn đang rất “khát” nhân lực kỹ thuật cao.

Về tiêu chuẩn của phi công của Vinpearl Air, bà Hương cũng chia sẻ về quy trình đào tạo: 

Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế FAA, CASA, CAAV. Chúng tôi đã liên kết với các Học viện đào tạo hàng đầu thế giới tại Mỹ hoặc Úc để đưa học viên sang theo học là 12 tháng để chắc chắn nguồn nhân lực phi công do  Vinpearl Air đào tạo phải đảm bảo chất lượng hàng đầu.

Tiếp đó, là quá trình 14 tháng đào tạo tại Việt Nam để lấy chứng chỉ ATPL, MCC và JF cũng như hoàn thành các khóa huấn luyện chuyển loại và bay tích lũy kinh nghiệm để học viên chính thức trở thành phi công của hãng hàng không. Những học viên này sau đó sẽ được đảm bảo việc làm ngay với thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường, tương đương với phi công nước ngoài.”

Ngoài ra, tập đoàn Vingroup và Vinpearl Air cũng hỗ trợ với các học viên khi đây là một chương trình phi lợi nhuận với tổng phí huấn luyện đào tạo thấp hơn thị trường khoảng 25%, tất cả học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 75% học phí, ân hạn trả gốc đến 26 tháng và trả dần khi bắt đầu đi làm.

Với các học viên có hoàn cảnh khó khăn, tập đoàn Vingroup cũng sẽ đứng ra bảo lãnh và được được hỗ trợ 100% lãi vay; những trường hợp đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến 50.000 USD/học viên, trong đó một phần sẽ được trích để trả lãi ngân hàng, một phần được trừ vào học phí phải đóng.

 Đặc biệt, khi Trường đào tạo của Vinpearl Air chính thức đi vào hoạt động trong thời gian tới, toàn bộ quá trình đào tạo sẽ diễn ra tại Việt Nam với chất lượng tương đương các Học viện hàng không hàng đầu thế giới, các chứng chỉ được cấp cũng có giá trị quốc tế. Điều này sẽ giúp nhiều người có khả năng tham gia đào tạo để trở thành phi công với chi phí hợp lý.

Chương trình đào tạo của Vinpearl Air được xây dựng theo tiêu chí phi lợi nhuận và vì cộng đồng. Đặc biệt, học viên có thể lựa chọn nơi làm việc tại các hãng hàng không trong nước và quốc tế và không phải bắt buộc làm việc trực tiếp cho Vinpearl Air.

 

 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD trên sàn chứng khoán

(Techz.vn) Giá trị của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt qua vốn hóa của đa số các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như: Vinamilk, PVGAS, Sabeco, BIDV, Masan, Vietinbank, Vietjet Air…