Doanh nghiệp

Đâu là rủi ro trong chiến lược của Samsung hiện tại?

Đâu là rủi ro trong chiến lược của Samsung hiện tại?

Năm qua, Samsung đã tiến bộ vượt bậc. Từ chỗ chỉ là một nhà sản xuất điện từ thành công, hãng điện tử Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất di động thành công nhất thế giới,vượt qua Apple.


 

Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee.

Cùng với Apple, Samsung chiếm tới 98% lợi nhuận của thị trường smartphone, được xưng tụng như là kỵ sĩ thứ 5 của thế giới công nghệ bên cạnh Apple, Google, Facebook, Amazon.

Ngành công nghiệp di động vẫn còn đang trong thời kỳ trưởng thành. Và đế chế của Samsung sẽ phát triển theo sự lớn mạnh của thị trường. Tuy nhiên, nếu như ngành điện toán di động phát triển tương tự như lịch sử của ngành PC, liệu Samsung có đi theo vết xe đổ của Dell ? Nói cho cùng, Dell rất thành công trong việc bán PC, nhưng rốt cuộc, phần lớn lợi nhuận lại chảy về túi Microsoft.

Vì thế, những thách thức lớn đặt ra cho Samsung là:

Liệu Smartphone/máy tính bảng có đi theo vết xe đổ của ngành PC?

Nhìn một cách tổng quan, thì các thị trường công nghệ chia sẻ với nhau nhiều mẫu số chung. Clay Christensen, tác giả của Innovator’s Dilemma nổi tiếng, chỉ ra rằng sớm muộn thì  công nghệ cũng sẽ tạo ra những sản phẩm vượt quá nhu cầu của người dùng. Và khi đó, theo đuổi các phân khúc mới (mở rộng theo chiều ngang) sẽ có lợi hơn việc loanh quanh ở các sân chơi cũ (mở rộng theo chiều dọc)

Với một số người, phần lớn là fan của Apple, lý thuyết của Christensen có phần hơi quá lời. Apple đã thua trận trên chiến trường PC bởi vì kể từ khi Steve Jobs bị đuổi việc, công ty này ngừng sáng tạo. Khi Jobs trở lại, Apple lại tiến chiếm được phần nào thị trường. Khi nhìn theo quan điểm này, thì tương lai của thị trường di động sẽ phụ thuộc vào việc Apple có còn đủ sáng tạo để tạo ra được những sản phẩm siêu phẩm nữa hay không.

Nếu lịch sử lặp lại, thì liệu phần lớn lợi nhuận có bị chuyển sang hệ điều hành và ứng dụng như trên PC?

Lịch sử cho thấy các đại gia công nghệ thường sở hữu khả năng phòng thủ không tồi trước các đối thủ cạnh tranh nhờ có hiệu ứng mạng, nhưng hiệu ứng này lại thường đến từ phần mềm, không phải phần cứng. Các đối thủ như HTC chỉ cạnh tranh với Samsung về phần cứng. Mà cuối cùng thì phần cứng di động cũng sẽ phát triển tới mức những cải tiến về tốc độ và hiệu năng trở nên thừa thãi với người dùng, và họ sẽ dừng trả tiền. Đây là tình trạng của thị trường PC hiện tại, và đã bắt đầu xảy ra với thị trường di động. Nhưng để có thể xây dựng một hệ sinh thái phần mềm năng động như Microsoft, câu chuyện không chỉ là ngày một ngày hai. Với đủ  tiền, bạn có thể mua một nhà máy và tạo ra chiếc điện thoại xịn không kém Samsung, nhưng bạn khó có thể mua được hàng trăm nghìn nhà phát triển để tạo ra ứng dụng cho bạn.

Như vậy, đây là vấn đề Samsung đang gặp phải: mô hình thành công hiện tại của họ chỉ phù hợp khi phần lớn lợi nhuận vẫn còn đến từ phần cứng

Tuy nhiên, có vẻ Samsung hiểu được sự không chắc chắn của dòng lợi nhuận phần cứng. Vì thế mà hãng lộ rõ những sự hỗ trợ nhiệt thành cho hệ điều hành của riêng mình, Tizen. Dù vậy, một hệ điều hành di động mới rất khó để hút khách trong thời buổi hiện tại.Google và Apple đã có rất nhiều kinh nghiệm làm phần mềm và bắt đầu tốt với các nhà phát triển.

Hơn nữa, vị thế chiến lược của Google ngày nay mạnh hơn thời hoàng kim của Microsoft. Khi mà Google vẫn đang kiếm ra được rất nhiều tiền từ dịch vụ web vì thế hãng có thể chịu lỗ ở mảng phần cứng và hệ điều hành để tiếp tục phát triển. Đây là một thực tế phũ phàng cho Samsung và các tay chơi khác ở lĩnh vực sản xuất phần cứng di động.

Theo Westart