Kiến thức nhiếp ảnh

Cơ bản về khoảng nét và độ sâu trường ảnh

Cơ bản về khoảng nét và độ sâu trường ảnh

Bài viết này, Techz sẽ  cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn cơ bản nhất về khái niệm hết sức quan trọng trong nhiếp ảnh này.

Độ sâu trường ảnh (Depth of Field - DOF) là một khái niệm nhằm đề cập đến khoảng không gian mà những đối tượng nằm trong khoảng không gian đó xuất hiện sắc nét trong bức hình nhận được, do đó nó còn có tên “dân dã” hơn là khoảng nét.

DOF chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố: kích thước cảm biến, khoảng cách từ chủ thể tới cảm biến, khẩu độ ống kính,...

Cơ bản về khoảng nét và độ sâu trường ảnh-image-1381744013920

DOF và ảnh hưởng tới hình ảnh thu được

Bài viết này, Techz sẽ  cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn cơ bản nhất về khái niệm hết sức quan trọng trong nhiếp ảnh này.

Vành sai (vành mờ)

Cơ bản về khoảng nét và độ sâu trường ảnh-image-1381744078154

Ánh sáng tự nhiên không có khả năng chuyển đổi một cách đột ngột (nếu sử dụng các kỹ thuật thì lại là một vấn đề khác), đó giới hạn của khoảng nét có thể được xác định bởi một thuật ngữ gọi là “circle of confusion”, dịch tạm ra là vành sai số, được dùng để xác định mức độ bị mờ đi của một điểm.

Những đối tượng nằm ngoài vành sai thì được coi là nằm ngoài khoảng rõ nét và do đó khi lên hình có cảm giác bị nhòe (blur).

Cơ bản về khoảng nét và độ sâu trường ảnh-image-1381744082771

Khi chúng ta lấy nét, khoảng lấy nét được chỉ đặt ra một giới hạn hai phía, tức là chỉ đặt ra 2 vành sai, 1 ở phía trước điểm lấy nét, và 1 ở phía sau điểm lấy nét. Ngoài khu vực này, hình ảnh xuất hiện như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng và chất lượng ống kính. Người ta có một thuật ngữ quen thuộc để mô tả ánh sáng ở vùng ngoài khoảng nét gọi là “bokeh” (tiếng Nhật). Với 2 hình ảnh cùng chụp tại 1 địa điểm, khoảng nét hoàn toàn giống nhau có thể cho bokeh hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào chất lượng, cách sắp xếp và đặc biệt là số lượng các thấu kính/lá khẩu trong ống kính. Các ống kính chất lượng cao, số lượng lá khẩu lớn, khi ta mở khẩu lớn có thể cho ra những hình ảnh bokeh rất đẹp. Với khẩu độ nhỏ, bokeh thường chuyển từ dạng tròn sang lục giác hoặc bát giác, tuy thuộc số lá khẩu của ống kính.

Điều chỉnh khoảng nét

Mặc dù kích thước của chủ thể, cũng như khoảng cách tới nó là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ lớn của vành sai đối với mắt chúng ta, khẩu độ và khoảng cách tiêu điểm cũng là hai nhân tố chính quyết định độ lớn của vành sai trong cảm biến máy ảnh. Khẩu độ lớn hơn ( số f-stop nhỏ hơn) và khoảng cách tiêu điểm gần hơn sẽ tạo ra khoảng nét nông hơn. Kiểm tra khoảng nét dưới đây được thực hiện với cùng khoảng cách tiêu điểm và ống kính 200mm (quy đổi thành 320mm trên máy Full-frame 35mm), nhưng với khẩu độ khác nhau:

Cơ bản về khoảng nét và độ sâu trường ảnh-image-1381744091681

Độ dài tiêu cự và Khoảng nét

Một điều mà ngay cả những tay máy nghiệp dư nhất cũng biết, đó là tiêu cự của ống kính sẽ ảnh hưởng đến khoảng nét. Tuy nhiên, câu chuyện không phải hoàn toàn đơn giản như vậy.

Cơ bản về khoảng nét và độ sâu trường ảnh-image-1381744182378

DOF tại khẩu f/4.0 trên máy Canon 30D dùng vành sai 0.0206mm

Cơ bản về khoảng nét và độ sâu trường ảnh-image-1381744183549

Bảng phân phối DoF của các ống kính có chiều dài tiêu cự khác nhau

Ống kính tele có vẻ sẽ tạo ra khoảng nét nông hơn, chủ yếu là vì chúng thường được sử dụng để kéo gần đối tượng cần chụp hơn khi người chụp không thể tới gần hơn. Nếu đối tượng chiếm một phần giống nhau trong kính ngắm ở cả ống kính chụp xa và ống kính góc rộng, khoảng nét không thay đổi cho dù bạn dùng lens tiêu cự nào! Việc này đòi hỏi bạn phải tới gần hơn với ống kính góc rộng hoặc xa hơn nhiều với ống kính tele, như bảng khoảng nét dưới đây:

Điều này đưa ra một quan niệm chính xác hơn về DoF: Một ống kính góc rộng làm cho đối tượng ở phía sau mờ hơn các đối tượng ở phía trước khoảng nét. Và với cùng một vị trí, cùng một đối tượng ở cùng khoảng cách, một ống kính có độ dài tiêu cự dài hơn sẽ cho DoF nông hơn.

Đọc thêm: Những ống kính for tầm 10 triệu đáng mua

Thanh Hải