Nhịp sống số

An ninh mạng và mối nguy từ các sản phẩm Trung Quốc

An ninh mạng và mối nguy từ các sản phẩm Trung Quốc

Hãng hàng không Vietnam Airline bị tấn công bởi hacker Trung Quốc.  

Đáng chú ý trong lần này, sự việc tấn công Vietnam Airline và thay đổi nội dung hiển thị ở hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Nhóm hacker này không chỉ tấn công trên môi trường mạng, mà chúng còn chiếm quyền điều khiển màn hình hiển thị và hệ thống loa phát thanh tại sân bay. Đây thực sự là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng về bảo mật.

 

Website của Vietnam Airline bị tấn công, sân bay TSN và Nội Bài gặp sự cố

(Techz.vn) Hôm nay, website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines tại địa chỉ https://www.vietnamairlines.com đã bị tấn công. Và tại hai cảng hàng không lớn nhất đã xuất hiện nội dung xúc phạm Việt Nam và Philippines; xuyên tạc các nội dung về Biển Đông.

 

Thêm đó là nhóm hacker khét tiếng này bắt nguồn từ Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc đã là nước có nhiều tập đoàn công nghệ thiếu minh bạch.

Đáng lo ngại là hiện nay tại Việt Nam tràn ngập USB 3G, smartphone, thiết bị viễn thông chủ yếu được  sản xuất bởi Huawei và ZTE, hai công ty bị Hạ viện Mỹ ngờ vực hoạt động tình báo cho chính phủ Trung Quốc.

Xem những hãng điện thoại Trung Quốc >> Những thương hiệu điện thoại Trung Quốc đang có ở Việt Nam

Không phải đến bây giờ, khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vừa công bố hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE đe dọa an ninh nước này, các khuyến cáo về sử dụng các thiết bị tương tự tại Việt Nam mới được đưa ra.

Các sản phẩm smartphone Trung Quốc hiện bán rất tràn lan tại Việt Nam. Ảnh: Androidcentral

những sản phẩm đến từ Trung Quốc có nhiều mối “bất an” mà người dùng cần cảnh giác.

Cách đây nhiều năm, khi một “đại gia” viễn thông của Việt Nam tổ chức lễ công bố chính thức cung cấp dịch vụ Internet 2G, mạng này có tặng cho khách một chiếc USB 2G mang nhãn hiệu Huawei. Một nhà báo tham dự buổi lễ đã thẳng thắn đặt câu hỏi với đại diện của mạng này về tính an toàn thông tin của thiết bị khi những tin đồn liên quan đến sản phẩm của hãng này đã xuất hiện ở nhiều nước. Câu hỏi làm tất cả khán phòng cười ồ và cho rằng nhà báo quá ngô nghê. Đại diện nhà mạng này cho biết, các thiết bị đã được kiểm tra an toàn trước khi nhập khẩu và chính thức tung ra thị trường Việt Nam. Mặt khác, có nhà mạng chỉ nhập các linh kiện, thiết bị rời về để lắp ráp rồi bán thành phẩm. Khi những chiếc USB 2G không còn thịnh hành thì thị trường viễn thông của Việt Nam lại tràn ngập USB 3G, phần lớn do Huawei và ZTE sản xuất.

Các chuyên gia an ninh mạng cũng cho rằng, việc khuyến cáo người dân rất khó, vì thiết bị viễn thông đã trở thành vật bất li thân của con người trong xã hội hiện đại. Những lời khuyên về sự cẩn trọng càng không có ý nghĩa vì chưa chứng minh được những nguy cơ. Mặt khác, không riêng gì thiết bị của Huawei hay ZTE nằm trong diện có nguy cơ làm rò rỉ thông tin, mà bất kì thiết bị viễn thông của quốc gia nào khác cũng bị nghi ngờ.  

Có thể thấy, những sản phẩm đến từ Trung Quốc có nhiều mối “bất an” mà người dùng cần cảnh giác.  

 

1937cN - Nhóm hacker tấn công Vietnam Airline "khủng" tới cỡ nào?

(Techz.vn) Chiều nay 29.7, nhóm hacker người Trung Quốc đã tấn công website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Đây cũng là nhóm hacker đã gây ra nhiều vụ tấn công mạng đối với các website nước ta trong thời gian gần đây.