Khám phá mới

Vị Bộ trưởng tài ba của Việt Nam nổi tiếng thế giới nhờ mưu trí, từng là thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vị Bộ trưởng tài ba của Việt Nam nổi tiếng thế giới nhờ mưu trí, từng là thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Là người “tay ngang” vào ngành ngoại giao, nhưng cuối cùng người đàn ông này đã trở thành nhân vật đáng gờm, độ nổi tiếng vươn tầm thế giới.

Ngành ngoại giao Việt Nam từng có một vị bộ trưởng đáng gờm, được cả thế giới biết đến. Sinh thời, ông được báo chí phương Tây đặt biệt danh là “Con cáo bạc”, đường lối ngoại giao cứng rắn và khôn ngoan luôn được đánh giá cao. Người được nhắc đến chính là ông Nguyễn Cơ Thạch.

bo-truong-nguyen-co-thach-3
Chân dung ông Nguyễn Cơ Thạch. Ảnh tư liệu - Báo TG&VN

Tay ngang vào ngành

Ông Nguyễn Cơ Thạch (1921 – 1998), tên thật là Phạm Văn Cương, quê ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân trong một gia đình lao động nghèo, tận mắt chứng kiến những cơ cực, tủi nhục của người dân. Năm 16 tuổi, Nguyễn Cơ Thạch tham gia hoạt động cách mạng. 6 năm sau, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

bo-truong-nguyen-co-thach-1
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch phát biểu tại một hội nghị ngoại giao. Ảnh tư liệu

Chính Nguyễn Cơ Thạch là người đã lãnh đạo cướp chính quyền ở Nam Định vào tháng 8/1945. 1 tháng sau, ông được điều về công tác tại Bộ Quốc phòng, làm Bí thư cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Về sau, ông Nguyễn Cơ Thạch lần lượt giữ nhiều chức vụ khác như Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, Bí thư đảng ủy các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh (1947 – 1949). Về sau, ông chuyển sang công tác chính quyền và Đảng vụ.

bo-truong-nguyen-co-thach-2
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gặp gỡ nhà đồng sáng lập đảng Xã hội Pháp Jean-Pierre Chevènement năm 1982. Ảnh: Le Monde

Từ năm 1954, ông Nguyễn Cơ Thạch được cử về công tác tại Bộ Ngoại giao và gắn bó với ngành cho đến khi nghỉ hưu. Đây cũng là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự chuyển hướng của nhà chính trị gia này. Sự nghiệp ngoại giao của ông Nguyễn Cơ Thạch vô cùng rực rỡ, được cả trong và ngoài nước công nhận.

Nói về cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, ông Phan Doãn Nam – trợ lý cho Bộ trưởng khi ông còn làm Tổng Lãnh sự Việt Nam ở Ấn Độ đã chia sẻ: “Xuất thân là một người lính, từng là thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi chuyển sang công tác ở ngành ngoại giao, nên có thể nói ông Nguyễn Cơ Thạch đã bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình từ con số 0 tròn trĩnh trước khi trở thành một nhà ngoại giao nổi tiếng thế giới với biệt danh 'ông Bộ trưởng giải vây' của ngoại giao Việt Nam”.

Bậc thầy tham mưu chiến lược

Trong quá trình hoạt động ngoại giao, ông Nguyễn Cơ Thạch đã dùng tư duy sắc sảo, nhạy bén và tài thao lược ngoại giao của mình để cống hiến cho đất nước. Chính ông là người góp phần giúp cuộc đàm phán, ký kết Hiệp định Paris 1973 kết thúc thắng lợi, tạo cơ sở cho giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

bo-truong-nguyen-co-thach-4
rưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đọc diễn văn tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 35, năm 1980. Ảnh tư liệu - Báo TG&VN

Không chỉ vậy, giữa tình cảnh khó khăn chồng chất, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã hao tâm tổn sức đấu tranh phá thế bao vây, cấm vận của Việt Nam. Thời kỳ 1970 – 1980, khi vấn đề ngoại giao kinh tế còn vô cùng mới mẻ, chính vị bộ trưởng này đã đi trước đón đầu, khởi xướng tư duy ngoại giao cũng phải phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

bo-truong-nguyen-co-thach-5
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm Úc, tháng 3-1984. Ảnh tư liệu - Báo TG&VN

Gần 40 năm trong ngành ngoại giao, ông Nguyễn Cơ Thạch đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Tổng Lãnh sự Việt Nam đầu tiên tại Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, quyền Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Geneva về Lào; Trưởng đoàn chuyên viên tại Hội nghị Paris về Việt Nam; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao… Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI; Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa V và Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI; Đại biểu Quốc hội khóa VII và khóa VIII.

bo-truong-nguyen-co-thach-6
Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đọc diễn văn tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 35 (1980). Ảnh: TTXVN
bo-truong-nguyen-co-thach-8
Ngoại trưởng Úc Bill Hayden đón Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại sân bay Canberra, ngày 14-3-1984. Ảnh tư liệu
bo-truong-nguyen-co-thach-9
Ông Nguyễn Cơ Thạch tiếp ông I.A.Rogatchev - Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô ngày 27-11-1988. Ảnh tư liệu

Nhờ những đóng góp to lớn, ông Nguyễn Cơ Thạch được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cùng nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam lẫn các nước bạn. Đáng chú ý, năm 2007, ông Nguyễn Cơ Thạch được tặng Huân chương Sao Vàng – phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta. Ngày nay, ở Hà nội, TP.HCM đều có con đường mang tên vị cố Bộ trưởng đáng kính này.