Khám phá mới

Vị vua hoang dâm nhất lịch sử Việt Nam, mắc căn bệnh khó nói và nghi án chấn động chưa có hồi kết

Vị vua hoang dâm nhất lịch sử Việt Nam, mắc căn bệnh khó nói và nghi án chấn động chưa có hồi kết

Nhà Tiền Lê có một khởi đầu oai hùng với vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam – Lê Đại Hành. Ông là người sáng lập nên Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt và được đánh giá là vị minh quân. Chiến thắng Bạch Đằng, đại phá quân Tống vào năm 981 của vua Lê Đại Hành (khi đó vẫn gọi tên húy là Lê Hoàn) đến nay vẫn khiến người đời sau tự hào.

Thế nhưng, từ sau khi vua Lê Đại Hành qua đời, tiều đại Tiền Lê cũng dần suy tàn, kết thúc trong nuối tiếc. Trong đó, người con trai thứ năm – Lê Long Đĩnh (986 – 1009) của ông để lại tiếng xấu đến tận ngày nay.

le-long-dinh-4-1686816839.jpg
 

Lê Long Đĩnh tên húy là Lê Chí Trung, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê. Ông trị vì được 4 năm rồi ra đi đột ngột ở tuổi 24. Đất nước sau đó rơi vào tay Lý Công Uẩn, nhà Lý ra đời và dời đô về Thăng Long.

Dã sử có nói về sự kiện gây chấn động liên quan đến Lê Long Đĩnh. Chuyện kể rằng khi vua Lê Đại Hành qua đời, Trung Tông nối ngôi theo di chiếu. Nhưng không lâu sau Lê Long Đĩnh bắt đầu làm loạn. Vì nể tình anh em ruột thịt nên Trung Tông không nỡ nặng tay với em. Nào ngờ cuối cùng Long Đĩnh lại ủ mưu, sai bọn thích khách vào cung ám sát anh trai.

Tuy nhiên, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục lại có chi tiết phủ định nghi án này. Cụ thể, khi vua Trung Tông bị giết, chỉ có Lý Công Uẩn khi đó giữ chức Điện tiền quân là ở lại, ôm thi thể của vua khóc. Long Đĩnh vì cảm động trước tấm lòng trung nghĩa nên đã thăng chức cho Lý Công Uẩn thành Tứ sương quân phó chỉ huy sứ. Liệu một kẻ bất trung bất nghĩa có thể trọng dụng người trung nghĩa như vậy hay không?

Chính vì những mâu thuẫn đó mà cho đến ngày nay, chuyện Lê Long Đĩnh giết anh trai giành ngôi vẫn chỉ là nghi án, khiến các nhà nghiên cứu sử học tranh cãi.

le-long-dinh-5-1686816839.jpg
 

Trong lịch sử phong kiến, Lê Long Đĩnh được mệnh danh là một trong những vị vua hoang dâm vô độ, túng dục. Thậm chí, sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục còn nhắc đến chuyện vua vì quá đam mê tửu sắc mà sinh bệnh trĩ. Bệnh của ông nặng đến mức không thể ngồi được, phải nằm mỗi khi nghe các quan triều thân dâng tấu trình việc nước. Từ đây mà tục gọi ông là Lê Ngọa Triều.

Ấy thế nhưng lại có giả thuyết cho rằng cái tên đầy chế nhạo này là do Lý Công Uẩn sau này gán cho Lê Long Đĩnh. Cũng có nhiều người đưa dẫn chứng về việc ông vua này có 6 lần thân chinh, liệu một người hoang dâm vô độ, bị trĩ có làm được điều đó? 

le-long-dinh-2-1686816839.jpg
 

Ngoài ra, vua Lê Long Đĩnh còn được Trần Trọng Kim miêu tả trong Việt Nam Sử Lược là người bạo ngược, thích chém giết và rất độc ác. Những trò như thiêu sống người bằng rơm tẩm dầu, dóc mía trên đầu nhà sư, cho thằng hề nhại tiếng làm trò khi có quan thần tấu sớ… đã quá nổi tiếng, được đưa vào những vở kịch, tuồng cổ, cải lương. Song có tài liệu lại cho biết Lê Long Đĩnh là người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước ta, có tư duy kinh tế rất tốt.

le-long-dinh-1-1686816839.jpg
 

Cuộc đời của vua Lê Long Đĩnh đến nay vẫn ngập tràn trong những tranh cãi không hồi kết vì có quá nhiều điểm mâu thuẫn. Vị vua cuối cùng triều Tiền Lê làm vua được 4 năm rồi mất ở tuổi 24. Người chọn tin tưởng ông thì cho rằng những tiếng xấu là do nhà Lý sau này thêu dệt thành, người không muốn tin thì chọn nghe theo sách sử chép lại.

 

Vị vua nhiều vợ nhất sử Việt nhưng không có nổi 1 người con ruột, tìm đủ cách chữa bệnh 'bất lực'

Dù là vị vua có nhiều vợ nhất lịch sử phong kiến Việt Nam nhưng cuối cùng ông lại không có được con nối dõi. Trăm phương nghìn kế vẫn chẳng thể nào giúp vị vua này sinh con rồng.