Doanh nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và nước cờ đúng đắn khi quyết định bỏ Vinpearl Air

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và nước cờ đúng đắn khi quyết định bỏ Vinpearl Air

Covid-19 đang trở thành nỗi ám ảnh với toàn thế giới. Thiệt hại về mọi mặt mà nó gây nên là điều không phải bàn cãi. Chỉ tính riêng trong ngành hàng không, việc liên tục hoãn bay, hủy chuyến, tạm ngưng hoạt động khiến nhiều hãng phải “khóc ròng”. Tại Việt Nam, ngành hàng không rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh mẽ khi nhu cầu đi lại giảm. Đồng thời, sau lệnh cấm bay thì tình hình càng trở nên đau đầu hơn.

CEO của Vietnam Airlines – ông Dương Trí Thành cho biết, tích lũy của hãng trong 5 năm qua đã bốc hơi vì ảnh hưởng của Covid-19. Cùng với đó, hiện tại hãng hàng không quốc gia đang thừa khoảng 40 chiếc máy bay. Việc không thể tổ chức các chuyến bay khiến khoảng 20 nghìn lao động trong và ngoài nước của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng nặng nề.

ty-phu-pham-nhat-vuong-dung-dan-khi-bo-vinpearl-air-4

Cùng chung tình trạng, lãnh đạo Vietjet tiết lộ, doanh thu của hãng đã giảm 1 nửa trong quý I vừa qua. Dịch bệnh hoành hành khiến mọi kế hoạch được đề ra trước đó bị vô hiệu hóa. Các nhân viên của Vietjet chấp nhận bị giảm lương 30%, giảm giờ làm và tăng cường các hoạt động trực tuyến.

Về phần Bamboo Airways, là một hãng hàng không non trẻ nên mức độ ảnh hưởng khá lớn. Họ từng phải lùi kế hoạch tổ chức các đường bay thẳng đến châu Âu. Hôm 19/3 còn bị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) đòi số tiền nợ quá hạn 179 tỷ đồng.

Bộ GTVT mới đây đã đưa ra con số dự báo thiệt hại của các hãng hàng không là 30 nghìn tỷ đồng. Mới chỉ nửa tháng trước đó thôi, con số này là 25 nghìn tỷ đồng và hồi đầu năm chỉ là 10 nghìn tỷ đồng. mức độ tàn phá kinh khủng khiếp của Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nói chung, ngành hàng không nói riêng.

ty-phu-pham-nhat-vuong-dung-dan-khi-bo-vinpearl-air-1

Trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 4/2020, thị trường sẽ có khoảng 67 triệu khách, ít hơn năm 2019 khoảng 15,4%. Còn nếu trường hợp xấu xảy ra là dịch bệnh đến trước tháng 6/2020 mới kiểm soát được thì con số trên là 61,2 triệu khách, giảm 22,6% so với 2019.

Tất cả mới chỉ là những tính toán ban đầu, còn trên thực tế, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến ngành hàng không như thế nào cần phải chờ đến cuối mới biết được. Trước đến nay, hàng không vẫn được xem là một cuộc chơi đòi hỏi nhiều thời gian và tiền của. Từ đó, ngẫm lại mới thấy việc quyết định bỏ Vinpearl Air lại là điều sáng suốt và may mắn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

ty-phu-pham-nhat-vuong-dung-dan-khi-bo-vinpearl-air-2

Còn nhớ, khi thông tin tập đoàn Vingroup sắp ra mắt dự án Vinpearl Air xuất hiện, dư luận không khỏi xôn xao. Thậm chí, những dự án nhỏ để phục vụ nó cũng gây chú ý không kém, như việc tuyển sinh trường đào tạo phi công, mua máy bay, tổ chức chuyến bay… Tuy nhiên, đến 14/1/2020, Vingroup lại bất ngờ công bố dừng dự án Vinpearl Air, rút khỏi kinh doanh vận tải hàng không.

Lý do mà họ đưa ra là lĩnh vực này có nhiều tiềm năng, đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam đang có nhiều công ty lớn tham gia. Vì thế mà nếu Vingroup đầu tư mạnh vào hàng không có thể khiến dư thừa nguồn cung, gây ra tình trạng lãng phí. Họ muốn tập trung vào việc phát triển mảng công nghệ - công nghiệp.

ty-phu-pham-nhat-vuong-dung-dan-khi-bo-vinpearl-air-5

Nhìn lại quyết định dứt khoát của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam mới thấy nó đúng đắn như thế nào. Cùng với đó, cũng không thể phủ nhận yếu tố may mắn ở đây. Một điều khá thú vị về tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng liên quan đến hàng không là việc vừa qua ông âm thầm thuê máy bay để đưa người Ukraine kẹt tại Việt Nam về nước. Ở chiều ngược lại, công dân Việt Nam tại Ukraine có thể trở về bằng chuyến bay này. Hành động đẹp đó nhận được rất nhiều khen ngợi từ dư luận.

 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bao nguyên chuyến bay 'giải cứu' người Việt về nước

(Techz.vn) – Thông tin này đang khiến cộng đồng mạng vô cùng xôn xao. Nhiều người dành lời tán thưởng cho tấm lòng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.