Nhịp sống số

Quảng cáo thời xưa “chất” không kém Google và Facebook hiện nay

Quảng cáo thời xưa “chất” không kém Google và Facebook hiện nay

Nếu thời nay, người ta ưu tiên những mẫu quảng cáo ngắn gọn, tận dụng tối đa hiệu ứng màu sắc, hình ảnh thì người Sài Gòn xưa lại ưa chuộng cách quảng cáo bằng những câu ca dao, tục ngữ hoặc những câu nói rất "đời" để thu hút người dùng.

Không quá cầu kì hay văn vẻ, đặc điểm chung của những mẫu quảng cáo thời xưa là sử dụng từ ngữ gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, do đó tạo được một hiệu ứng vô cùng hiệu quả trong cộng đồng.

“Mỗi thời, mỗi vẻ” ,quảng cáo cần có sự sáng tạo và nét độc đáo riêng để đạt được mục đích chính. Hãy cùng xem lại ông bà ta ngày xưa quảng cáo như thế nào!

Ngắn gọn, dễ hiểu

Quảng cáo thời xưa rất ngắn gọn, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính dễ đọc, dễ hiểu và thu hút mỗi khi tiếp cận khách hàng.

Thông điệp đơn giản, đánh thẳng vào tâm lý khách hàng: Ai chả muốn là người lịch sự trong mắt người khác? Nếu chỉ việc dùng giầy Bata thể hiện là người lịch sự thì ai ai cũng muốn mua. Giầy thôi mà, Bata lại còn là giầy vải, rẻ, đẹp lại bền.

Sự “ngông cuồng” của thông điệp quảng cáo giầy này gây tò mò, thu hút sự chú ý vì nó "không bình thường".

Đơn giản thôi, nhưng Hyundai đã thành công khi “thách thức” khách hàng, gián tiếp khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ không có “đối thủ” nào có thể vượt mặt.

Không ít khách hàng sẽ rất tò mò khi nhìn thấy biển quảng cáo này, họ tự hỏi hãng có gì mà lại quảng cáo như thế, sau đó sẽ tự đi tìm lời giải bằng cách tiếp cận sản phẩm. Còn gì thành công hơn của quảng cáo khi đã đưa sản phẩm tới gần hơn với khách hàng như thế?

Sáng tạo độc đáo

“Trồng lúa mới có gạo mà ăn…” cứ nghe như là một quảng báo của đất trồng hay phân bón liên quan đến nông nghiệp. Nhưng sự sáng tạo ở đây là khi đọc những câu kế tiếp “thế mà có người đã phải trồng răng mới có răng mà ăn...”

Câu tiêu đề tưởng như không liên quan và câu quảng cáo cho sản phẩm như đóng theo một cặp: "Trồng lúa mới có gạo mà ăn - Trồng răng mới có răng mà ăn", mà muốn răng khỏe, răng tốt để ăn cơm thì phải dùng kem đánh răng nhãn hiệu Hynos...

Các ông cha ta ngày xưa viết quảng cáo theo tư duy rất “ngược” nhưng cũng rất “xuôi”. “Ngược” ở đây là đọc cứ tưởng quảng cáo bị sai, nhưng “xuôi” khi thấy sai sẽ tiếp tục đọc tiếp. Cách tư duy tạo mối quan hệ giữa những thứ gần gũi với cuộc sống khách hàng với sản phẩm của hãng rất lạ nhưng thu hút.

Với một câu tiêu đề phủ đầu kích cỡ lớn kết hợp hình ảnh tuýp đánh răng dường như lệch tông, chúng khơi gợi trí tò mò người xem, cuối cùng bắt họ phải lần mò mà đọc hết những dòng chữ nhỏ phía dưới

Quảng cáo sử dụng hình ảnh minh họa khôn khéo, vẫn kèm theo ảnh sản phẩm bên cạnh để lấy được trí tò mò và bắt khách hàng đọc hết thông tin của mình. Tuy nhiên cách làm này phải thật khéo léo, chọn sao có câu tít phải thật gợi, nếu không người đọc sẽ không hiểu quảng cáo của bạn nói về cái gì.

Tuần báo Đàn Bà đặt trụ sở ở Hà Nội có một phong cách "giật tít: vô cùng hấp dẫn và hiệu quả. Người đọc sẽ gật gù tâm đắc về sự lợi hại của Tuần báo Đàn Bà.

Vần điệu nhiều ý nghĩa

Quảng cáo hòm Tobia được đánh giá rất cao trong lĩnh vực quảng cáo giai đoạn này. Không chỉ đánh vào danh tiếng xuyên biên giới, quảng cáo này thu hút người đọc bởi câu từ gần gũi, ca dao thân quen “ta về ta tắm ao ta, dẫu là đục, ao nhà vẫn hơn" được hiểu như là cách kêu gọi "người Việt ưu tiên dùng hàng Việt". Quảng cáo hòm Tobia trở nên vô cùng nổi tiếng với câu chốt sale rất đắt giá và đi sâu vào lòng người: "Sống một cái nhà, thác một cái hòm".

 Những năm trước 1975, nước xá xị hiệu Con Cọp là thương hiệu quen dùng của nhiều người. Cách dùng câu từ quảng cáo của thương hiệu này cũng có vần điệu giúp người dùng dễ nhớ.

Quảng cáo thương hiệu xăng dầu Shell sử dụng vần điệu vô cùng đáng yêu tại một cửa hàng xăng.

Hình ảnh, kiểu chữ hài hòa

Ngoài sáng tạo về câu chữ, có thể thấy người Sài Gòn xưa còn rất chú trọng đến mặt hình ảnh và thẩm mĩ. Màu sắc, kiểu chữ và từng nét vẽ trên mỗi mẫu quảng cáo đều được phối hợp hài hòa và bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn của khách hàng.

Quảng cáo của loại xe thịnh hành nhất của Sài Gòn ở giữa thế kỷ 20 sử dụng hình ảnh và kiểu chữ rất hài hòa và nổi bật. 

Hình ảnh quảng cáo sống động, đơn giản của hãng xăng dầu lúc bấy giờ.

Kem đánh răng Hynos gây ấn tượng với hình ảnh quảng cáo anh Bảy Chà Và da đen gần gũi, màu sắc và kiểu chữ nổi bật xuất hiện ở khắp nơi .

 

Xem quảng cáo Điện Máy Xanh "kiểu Kangaroo" đang tiêu trăm tỷ

(Techz.vn) Chắc hẳn mọi người còn nhớ, trong trận chung kết cúp C1 Châu Âu năm 2011, Kangaroo đã cực kỳ thành công khi tung đoạn quảng cáo chỉ có 1 câu nói "Kangaroo - Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam", nhưng lặp đi lặp lại với tần suất dày đặc. Quảng cáo này đã giúp cái tên Kangaroo được biết đến rộng rãi, bất chấp việc nhiều người tỏ ra khó chịu với quảng cáo này.