Scorpius

Mạng lưới khổng lồ của ông Phạm Nhật Vượng giao vào tay 2 nữ tướng

Mạng lưới khổng lồ của ông Phạm Nhật Vượng giao vào tay 2 nữ tướng

Công ty Cổ phần Vincom Retail (VRE) của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa công bố nội dung trình ĐHĐCĐ 2019 với một kế hoạch tiếp tục phủ sóng và tăng cường hiện diện tại thêm nhiều tỉnh thành trên cả nước sau khi đã có 1 năm 2018 phát triển bùng nổ.

Theo đó, trong năm 2019, Vincom Retail sẽ mở thêm 13 trung tâm thương mại (TTTM), nâng tổng số TTTM trên cả nước lên 79 và hiện diện tại 42 trên tổng số 63 tỉnh thành, với tổng diện tích sàn bán lẻ đạt xấp xỉ 1,7 triệu m2, tập trung vào 4 mô hình khác biệt là: Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza và Vincom+.

Cũng theo kế hoạch, Vincom Retail sẽ tập trung phát triển các hệ thống TTTM Vincom Mega Mall và Vincom Center tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM và sẽ ra mắt thị trường chào thuê các dự án Vincom Mega Mall tại các khu đại đô thị Vinhomes.

Về kinh doanh, Vincom Retail đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 9,5 ngàn tỷ đồng, tăng 6,3% so với 2018. Lợi nhuận sau thuế dự kiến khoảng 2,7 ngàn tỷ đồng, tăng gần 12% so với năm 2018.

Trong năm 2018, dưới sự lãnh đạo của 2 nữ tướng của ông Phạm Nhật Vượng: bà Thái Thị Thanh Hải (chủ tịch VRE) và Trần Mai Hoa (tổng giám đốc), Vincom Retail đã có bước phát triển ấn tượng với doanh thu thuần tăng 65%, lợi nhuận tăng 19%.

Trong năm 2018, đã khai trương thêm 20 TTTM, trong đó có 2 Vincom Center, 15 Vincom Plaze và 3 Vincom+, đạt kỷ lục về số lượng TTTM được mở mới trong 1 năm. VRE tiếp tục chiến lược phủ sóng cả nước, tăng cường hiện diện tại 14 tỉnh thành so với năm 2017. Tính đến 31/3/2019 Vincom Retail sở hữu 66 TTTM với 1,5 triệu m2 diện tích mặt sàn bán lẻ trên 38 tỉnh thành, giữ vững vị trí chủ đầu tư bất động sản bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Trong hầu hết các mảng kinh doanh của mình, chiến lược của ông Vượng vẫn đang là mở rộng mạng lưới kinh doanh khổng lồ của mình, xác lập vị trí thống trị về thị trường, người tiêu dùng và không gian, trong đó có không gian số và không gian thực. 

Ông Phạm Nhật Vượng.

Trong vài năm gần đây, Vingroup cũng mở rộng mạng lưới bán lẻ Vinmart. Ngay cả dự án ô tô Vinfast của Tập đoàn Vingroup cũng đẩy mạnh xây dựng các tổ hợp dịch vụ ở các tỉnh thành, với các tiện ích dịch vụ cho các phương giao thông chạy bằng điện và bằng xăng mà VinFast đang và sắp sản xuất.

Vingroup cũng đã triển khai vài đại đô thị VinCity rộng hàng trăm hecta tại Hà Nội, trong đó có xây trường đại học trên diện tích hàng chục hecta, được quy hoạch là "thành phố đại học", đáp ứng tất cả nhu cầu từ học hành đến tương tác, khởi nghiệp.

Hệ thống chuỗi hàng ngàn cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại các khu đô thị hoặc các tòa chung cư, siêu thị VinMart, chuỗi trung tâm thương mại Vincom, hay gần đây là chuỗi nhà thuốc VinFa, thâu tóm chuỗi bán lẻ điện thoại Viễn Thông A và trước đó là chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl… cũng đang góp phần giúp mạng lưới của Vingroup mở rộng không ngừng.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhóm cổ phiếu của ông Phạm Nhật vượng vẫn đóng vai trò giúp cân bằng thị trường trong bối cảnh áp lực bán lan toả toàn thị trường. Bên cạnh đó một số cổ phiếu ngân hàng, trong đó có Vietcombank cũng có những đóng góp tích cực.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Theo Công ty Chứng khoán FPT, cho rằng, các nhà đầu tư dường như vẫn còn lo ngại về khả năng tăng trưởng kinh tế khi chứng khoán Mỹ vừa trải qua một khoảng thời gian với nhiều biến động.

Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 3/2019, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã hé lộ kế hoạch huy động vốn với tổng giá trị cả ngàn tỷ đồng, nhằm triển khai dự án trong năm. Điều này phần nào minh chứng cho nhiều ý kiến rằng thị trường nhà đất sẽ tiếp tục sôi động, bên cạnh một số quan điểm tỏ ra thận trọng trước áp lực siết chặt tín dụng đi cùng rủi ro từ chính sách.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/3, VN-Index tăng 7,07 điểm lên 982,98 điểm; HNX-Index giảm 0,22 điểm xuống 107,34 điểm. Upcom-Index tăng 0,24 điểm lên 57,39 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 250 triệu đơn vị, trị giá 4,6 ngàn tỷ đồng.

Theo: Vietnamnet 

 

Trước VinFast SA2.0, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu toàn xe sang nổi tiếng thế giới

(Techz.vn) Thành công khá sớm với công việc kinh doanh thời còn đi học đại học ở Moscow, ông Vượng đã lựa chọn thương hiệu Lada cho chiếc xe đầu tiên. Sau đó, ông đổi sang Bentley, Lexus, trước khi tuyên bố sử dụng thương hiệu do Vingroup sản xuất.