Blog công nghệ

Huawei: "Sặc mùi" Trung Quốc

Huawei:

Hôm nay, báo chí đồng loạt đưa tin về việc Huawei muốn mua lại Nokia, cho thấy tham vọng của tập đoàn này lớn như thế nào. Có thể với một bộ phận độc giả, cái tên Huawei vẫn còn khá lạ lẫm, hoặc đã từng thấy loáng thoáng xuất hiện trên áo đấu của các cậu thủ Atlético Madrid. Xin giới thiệu qua một chút về Huawei :

 

 

 “Hoa Vi hay Huawei có tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Hoa Vi (tiếng Hoa: 华为技术有限公司, Hán Việt: Hoa vi Kỹ thuật Hữu hạn Công ty, tiếng Anh: Huawei Technologies Co Ltd) là một công ty đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, nó có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Hoa Vi là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc và đứng thứ ba thế giới (sau Ericsson và Nokia Siemens Networks), cung cấp các hệ thống mạng cho các nhà khai thác điện thoại di động ở 140 quốc gia.

Hoa Vi được thành lập năm 1988 bởi Nhậm Chính Phi, là một công ty thuộc sở hữu của tư nhân. Các hoạt động cốt lõi là nghiên cứu và phát triển, sản xuất và tiếp thị của thiết bị viễn thông, và cung cấp các dịch vụ mạng để các nhà khai thác viễn thông.

Hoa Vi phục vụ 31 trong số 50 công ty khai thác viễn thông hàng đầu thế giới. Nó cũng chiếm 55% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực nối mạng bằng dongle 3G di động. Hàng năm Huaweiwei đầu tư khoảng 10% doanh thu hàng năm của mình để nghiên cứu và phát triển( R & D). và trong đó 46% nhân lực tham gia vào nghiên cứu và phát triển. Công ty đã nộp đơn xin cấp hơn 49.000 bằng sáng chế. Công ty có trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Bắc Kinh, Thành Đô , Nam Kinh , Thượng Hải, Hàng Châu , Thâm Quyến , Vũ Hán và Tây An , Trung Quốc Ottawa , Canada, Bangalore , Ấn Độ; Jakarta , Indonesia, Mexico City , Mexico; Wijchen , Hà Lan, Karachi và Lahore , Pakistan, Ferbane , Cộng hòa Ireland, Moscow, Nga, Stockholm , Thụy Điển, Istanbul , Thổ Nhĩ Kỳ và Dallas và Silicon Valley, Hoa Kỳ.

Doanh thu năm 2010, theo tài liệu mà Hoa Vi công bố tháng 4/2011 tăng 30%, nguyên do là sự tăng trưởng đáng kể tại các thị trường nước ngoài; với lợi nhuận là 23,76 tỉ nhân dân tệ (tương đương 3,64 tỉ Mỹ kim hay 2,23 tỉ bảng), so với lợi nhuận 18,27 tỉ trong năm 2009. Doanh thu ở hải ngoại, trong đó bao gồm cả tại Nga và CHDCND Triều Tiên đóng một vai trò quan trọng trong công việc kinh doanh của Hoa Vi, với hoa lợi tăng 34% (120,41 tỉ nhân dân tệ trong năm 2010 so với 90,02 tỉ năm 2009). Lợi tức trong việc kinh doanh tại nội địa là 64,77 tỉ nhân dân tệ, tăng 9,7% vì các công ty viễn thông Trung Quốc trong năm đó giảm mức đầu tư.” (trích dẫn Wikipedia.com.vn)

So với các Cheabol ở Hàn Quốc (các tập đoàn gia đình trị với sự chống lưng của nhà nước), các thể chế tài chính hùng mạnh ở Mỹ, Huawei có hình thái khác hoàn toàn. Nhưng điểm chung của các tập đoàn này: đều là những trụ cột kinh tế của quốc gia, có sự phát triển vượt bậc và quan trọng nhất là mang trong mình nhiều sắc thái chính trị trong quá trình phát triển hay nói đúng hơn là : được hậu thuẫn của thể chế với những động cơ chính trị.

Tuy nhiên,Huawei lại có những điểm rất đặc thù của điển hình phát triển kinh tế Trung Quốc, ta sẽ cùng xét về sự phát triển của Huawei theo đúng những nhân tố cần có để thành công của người Trung Quốc : Thiên Thời, Địa Lợi,Nhân Hòa.

Thiên Thời.


Đây chính là thời đại mà công nghệ phát triển như vũ bão. Đặc biệt là ngành viễn thông tăng trưởng đều đặn với 2 con số hàng năm. Các nước đang phát triển như ở khu vực Đông Á (thi trường chính của Huawei) hay ở các khu vực châu Phi, các nước Nam Mỹ luôn tốc độ tăng trưởng viễn thông gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế ( lần lượt là 15, 8,10 % trong khi tốc độ tăng trưởn kinh tế chỉ đạt ngưỡng 7, 3, 4 %). Khi mà nhu cầu tăng vọt thì đương nhiên phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển tất yếu các thiết bị đầu cuối sẽ được phát triển theo để đá ứng nhu cầu dịch vụ. Huawei thì lại có mặt trong cả 2 lĩnh vực: các thiết bị hạ tầng viễn thông (BTS,Giải Tần,…) và các thiết bị đầu cuối viên thông (smartphone, tablet,usb 3g,…).

Hơn nữa, những thị trường này xưa nay vốn là “khách hàng ruột” của Trung Quốc, không chỉ là trong nghành viễn thông mà còn trong các nghành khác.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng là một yếu tố nữa đẩy Huawei lên tầm cao. Vì sao? Vì giá cả là điểm mạnh nhất của Huawei. Khi mà kinh tế kiệt quệ,yêu cầu cắt giảm chi tiêu cũng như những tiêu chuẩn hạn chế tài chính sẽ được đưa ra. Các sản phẩm của Huawei thì không chỉ đảm bảo tiêu chí rẻ, mà còn rẻ nhất. Thậm chí cái giá còn hấp dẫn đến mức các đối tác sẵn sàng bỏ qua mối lo ngại về bảo mật hay an ninh hệ thống. Huawei đã đưa ra cho họ giải pháp phát triển, giải pháp tài chính và để lại dấu hỏi trong giải pháp an ninh.

Nhân hòa.

Bản thân Huawei cũng là 1 tập đoàn vô cùng vững mạnh : có sức mạnh về tài chính, có nguồn nhân lực dồi dào, có trong tay rất nhiều công nghệ tiên tiến, có định hướng kinh doanh khôn ngoan và bài bản.

Về sức mạnh tài chính, Huawei là tập đoàn cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ 3 trên thế giới. Họ có đủ tiền để bắt tay hiện thực hóa các kế hoạch táo bạo của họ (điển hình là kế hoạch mua lại Nokia ).Thông tin từ công ty công nghệ Huaweiwei Việt Nam cho thấy, tập đoàn này dự kiến doanh số bán hàng toàn cầu trong năm 2012 sẽ đạt 220,2 tỉ nhân dân tệ (tương đương 35 tỉ USD), tăng 8% so với cùng kỳ 2011. Trong đó, lợi nhuận trước thuế đạt 15,4 tỉ nhân dân tệ, tăng 33% so với cùng kỳ 2011. Huawei luôn có những chiến lược tài chính rất không ngoan, minh chứng rõ ràng nhất là việc hộ vẫn đều đặn công bố tăng trưởng trong khi kinh tế toàn cầu vẫn đang mong ngóng từng tín hiệu lạc quan.

Nguồn nhân lực dồi dào là một điểm mạnh của Huawei. Nguồn nhân lực ở Trung Quốc luôn là một tài nguyên thực sự : dồi dào, giá rẻ. Các cơ sở sản xuất của Huawei đều đặt tạu Trung Quốc (không chỉ Huawei mà hầu như tất cả nên công nghiệp của thế giới đều đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc),thêm vào đó, trình độ sản xuất của nhân lực Trung Quốc là không phải bàn cãi. Trong khi các hãng khác vẫn phải đau đầu với nguồn nhân lực thì Huawei lại dễ dàng giả quyết vấn đề đó.

Những công nghệ mà Huawei nắm trong tay không phải ít, họ đã nộp đơn xin cấp hơn 49.000 phát minh. Trước nay, vấn đề bản quyền công nghệ của Trung Quốc luôn bị đặt dấu hỏi lớn và Huawei cũng thế. Huawei không tạo ra nhiều phát minh,sáng chế nhưng họ lại có trong tay rất nhiều phát minh,sáng chế (tất nhiên là không có bản quyền). Tại sao họ có được thì đó là vấn đề mánh lới của họ, nhưng phải công nhận một điều, họ đã sử dụng những thứ mà họ copy được quá tốt. Ta nhìn thấy trong các thiết bị viễn thông của họ có công nghệ của Ericson, Simens,Cisco,… trong các điện thoại có bóng dáng của Motorola,Nokia,Samsung, Apple,…Nhưng tất cả đều “hoạt động được”,khách quan mà nói thì chất lượng ở mức trung bình. Có thể chưa tốt bằng các sản phẩm của phương Tây, nhưng nếu so với giá cả thì không có gì để phàn nàn. Huawei biết cách tận dụng các thành tựu trí tuệ trong ngành cho dù chưa được sự đồng ý của đơn vị chủ quản thành tựu đó. Bảo họ chơi bẩn cũng được, nhưng nếu chơi bẩn mà có thể đạt thành tựu như họ, ai có thể vỗ ngực nói họ sẽ không làm như thế?

Huawei luôn có chiến lược kinh doanh rất khôn ngoan và bài bản. Điển hình nhất là cách chọn thị trường để tập chung phát triển và mở rộng. Dân số Trung Quốc là 1,3 tỉ dân, 1 thị trường quá rộng lớn và đủ sức nâng tầm Huawei lên top 5 mà không cần để ý tới thị trường bên ngoài vội, và họ đã tập trung tối đa vào thị trường trong nước, trong khoảng 15 năm đầu phát triển, những ai không ở Trung Quốc hoặc đã từng thì sẽ không để ý hoặc thậm chí là không biết đến thương hiệu Huawei. Sau 15 năm, Huawei đã chinh phục thành công thị trường trong nước, chỉ riêng điều nay thôi đã mang lại cho họ vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng những nhà sản xuất thiết bị viễ thông và công nghệ hàng đầu. Khi đã chinh phục và bình ổn được thị trường trong nước, Huawei bắt đầu mở rộng ra thị trường bên ngoài với mục tiêu ưu tiên là các nước kém phát triển và đang phát triển.

Điển hình là khu vực Đông Á, Nam Mỹ và Châu Phi. Ví dụ rõ ràng nhất là ở Việt Nam,trong tổng số 37,4 tỉ nhân dân tệ doanh số ở thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Huaweiwei Việt Nam không công bố có bao nhiêu % đạt được tại thị trường Việt Nam, song có lẽ, con số này không hề nhỏ bởi với đòn giá rẻ, Huaweiwei đã thành công trong chiến dịch tiếm ngôi của hàng loạt các tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam. Cụ thể, trước khi có sự xuất hiện của Huaweiwei, toàn bộ hệ thống tổng đài, mạng lõi, trạm thu phát sóng của nhà mạng lớn như MobiFone, Vinaphone… đều thuộc về các nhà cung cấp hàng đầu như Erisson, Alcatel,Nokia-Siemens, Orange-France Telecom, Motorola… Chiến lược của Huaweiwei rất đơn giản, nhất quán: giá rẻ, và rẻ nhất. Trên thực tế tại thị trường Việt Nam, Huawei đã khiến giá bán các trạm BTS giảm quá nửa so với mức thấp nhất trước đó, và chỉ bằng xấp xỉ 1/10 so với mức cao nhất từng có.Ngoài thiết bị viễn thông, Huaweiwei còn mở rộng sang nhiều thị trường khác như điện thoại giá rẻ, USB 3G,smartphone… Mặc dù các nhà mạng lớn cho rằng họ có khoảng 40-50% thiết bị do Huaweiwei cung cấp, song có những chuyên gia viễn thông nhận định, tỷ lệ này tối thiểu cũng rơi vào 70-80%. Mang vú khí giá cả đem vào công phá thị trường mới nổi thì đúng là vũ khí hạng nặng.

Và bây giờ là chiến lược thôn tính. Caesar của đế chế La Mã có nói: “Trên đường thành công,việc nhất định phải làm là loại bỏ tất cả những gì ngáng đường bạn”. Huawei muốn thống lĩnh thị trường, trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới và sau đó rất có thể sẽ là thao túng thị trường. Huawei đang ở vị trí thứ ba và sẽ là rất khôn ngoan nếu có được thị phần bằng cách dùng sức mạnh tài chính để chiêm thị phần. Thêm vào đó, cũng là loại đi được một đối thủ. Samsung và Apple thì đang “sung”, khó mà mua được, còn Nokia thì đang dặt dẹo, ốm yếu nên dẽ hiểu tại sao không chỉ có Huawei muốn mua lại Nokia ở thời điểm này (còn có cả Lenovo và Intel nữa ) . Khi đã có được Nokia, Huawei nghiễm nhiên thăng hạng. Điều này không chỉ có lợi cho Huawei mà còn làm các hãng khác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Địa lợi.

Tôi để phân tích yếu tố này sau cùng vì theo tôi, đây là một trong những lí do chiếm đến 50% thành công của Huawei hiện tại. “Địa lợi” mà tôi nói đến ở đây chính là sự hậu thuẫn của cả thể chế chính trị  Trung Quốc. Và đương nhiên là cái thể chế đó cũng sẽ phải có những lợi ích.

Những sản phẩm của Huawei luôn bị nghi ngờ về độ bảo mật và còn bị phát hiện là cài mã độc. Thậm chí,tất cả các sản phẩm của Trung Quốc đều bị nghi ngờ vì mọi sản phẩm đều có dấu hiệu giám sát, đánh cắp thông tin (hoạt động gián điệp). Australia và Mĩ cũng như các nước G8 đã quyết định loại bỏ dần các thiết bị có xuất xứ từ Trung Quốc, thậm chí Australia còn cấm tất cả giao dịch có liên quan đến Huawei, Anh thì đã bắt tay vào điều tra vụ Bristish Telecom và Huawei có hoạt động trao đổi thông tin với nhau.

Trung Quốc luôn bị đem ra dò xét và là đối tượng nghi ngờ đầu tiên mỗi khi có những vụ việc liên quan đến an ninh thông tin. Gần đây nhất là vụ việc Nhà Trắng cáo buộc Bắc Kinh có liên quan tới vụ tấn công mạng nhằm vào hệ thống quốc phòng của Mĩ và thậm chí còn tiếp cận được các mật liệu liên quan tới vũ khí,… Mĩ luôn tự hào về trình độ phát triển công nghệ của mình nhưng họ cuối cũng họ cũng phải là nạn nhân.

Tất cả những sự kiện này nếu ta xem xét cẩn trọng thì rõ ràng nó mang tính hệ thông và ảnh hưởng chính trị. Cùng nhìn nhận về Huawei.

Họ có nhiều công nghệ, cứ cho là copy, nhưng có phải là tất cả?, Huawei vẫn phải nhập khẩu công nghệ. Nguyên liệu sản xuất không chỉ do Trung Quốc tự sản xuất, đến 60% các linh kiện họ phải nhập khẩu. Giá nhân công ở Trung Quốc rẻ, nhưng cũng chỉ thấp hơn mặt bằng chung của thế giới khoảng 30-35% . Công nghệ sản xuất của Huawei còn lâu mơi đuổi kịp Simens hay Cisco. Vậy tại sao giá thành của Huawei lại chỉ bằng 1/3 giá của các sản phẩm khác trong khi họ vẫn công bố lãi?

Tại sao những thị trường bên ngoài biên giới Trung Quốc mà Huawei có tốc đọ tăng trưởng tốt nhất đều là những đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc  (bao gồm cả Việt Nam)?...

Câu trả lời chỉ có thể là chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ Huawei. Ai cũng biết tiềm năng tài chính của Trung Quốc mạnh như nào (nền kinh tế quy mô thứ 2 thế giới) thế nên việc hỗ trợ tài chính cho Huawei không có gì là khó khăn. Tất nhiên Trung Quốc không mang tiền cho Huawei, họ làm điều đó gián tiếp thông qua các chính sách ưu đãi tài chính và thuế quan. Bạn có biết Trung Quốc có những tập đoàn lớn nhất nhì thế giới và còn có ý định mua cả thế giới nhưng đóng góp lớn nhất vào nguồn thuế của họ lại không phải là các doanh nghiệp trong nước mà chủ yếu từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bạn có biết các sản phẩm của Huawei không bị đánh thuế xuất, nhập khẩu và một loạt các loại thuế doanh nghiệp khác được miễn trừ? Bạn có biết Huawei luôn nằm trong diện ưu tiên tiếp cận tín dụng. Và bạn có biết Trung Quốc rất nhiệt tình trong việc hỗ trợ giá cho các nước sử dụng sản phẩm của Huawei hoắc ZTE, thậm chí là viện trợ không hoàn lại? 70% các vụ thầu xây dựng hạ tầng viễn thông ở các nước có kim nghạch thương mại với Trung Quốc trên 30% đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc và đương nhiên họ sử dụng sản phẩm của Huawei hoặc ZTE. Hay bạn có biết Trung Quốc đã đưa thỏa thuận sử dụng các sản phẩm của họ trong các văn bản kí kết với Hoa Kì để đổi lại việc các doanh nghiệp nước này được hưởng ưu đãi ở bên trong Trung Quốc, nên nhớ chỉ yêu cầu về việc sử dụng các thiết bị viễ thông với giá hữu nghị,... Và còn rất nhiều điều “buồn cười” khác nếu bạn chịu tổng hợp tin tức chính trị,an ninh .

Huawei có được những ưu ái đó,đổi lại nhà nước Trung Quốc được gì? Họ không cần tiền vì làm hàng giả lợi nhuận sẽ cao hơn, họ cần những thiết bị của Huawei và ZTE mang lại cho họ THÔNG TIN.

Trong thời đại ngày nay, khi mọi thứ đã được số hóa, kể cả quân sự cũng được điều khiển từ xa bởi các hệ thống số hóa phức tạp thì thông tin lại có tầm quan trọng như thế. Trong thế chiến thứ nhất, nước nào có nhiều xe tăng, nước đó thắng (Anh sở hữu lực lượng bộ binh thiết giáp hùng hậu nhất) , trong thế chiến thứ 2, nước nào nhiều máy bay, nước đó thắng (dùng máy bay ném bom, ban đầu Đức Quốc Xã có không quân khủng nhất, sau đó Mỹ và Nga hợp lại mới đủ sức chống lại) . Còn giờ đây, khi mà vũ khí đạn đạo và các vũ khí công nghệ cao phát triển tỉ lệ với sự phát triển của khoa học, tầm quan trọng của việc tác chiến trực tiếp không còn đóng vai trò quyết định vì được số hóa hoàn toàn thì chiếm được thông tin, chẳng khác nào chiếm được quyền kiểm soát.

Chưa bao giờ trong lịch sử loài người việc trao đổi, kết nối, lưu trữ thông tin lại dễ dàng đến thế. Đúng hơn, ngày nay con người bị chi phối bởi thông tin (thử tưởng tượng nếu ai đó biết cách đăng nhập tài khoản Facebook của bạn). Nắm được thông tin là có 72% cơ hội chiến thắng. Đương nhiên,các nước phát triển đều ý thức được điều này và đã xây dựng những hệ thống an ninh đủ vững chắc. Trung Quốc muốn vượt lên, họ phải chiếm được thông tin đối thủ và sẽ là vô cùng khó khăn nếu tấn công trực diện, thay vào đó sẽ là phương án “GIÁN ĐIỆP”, nhưng qua rồi cái thời Jame Bond, các thiết bị viễn thông sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

Trung Quốc thực hiện điều này như thế nào? Họ sẽ phải tạo ra thiết bị trước tiên, đương nhiên không thể là các nhà sản xuất của nước ngoài, và Huawei ZTE sẽ được lựa chọn. Tiếp theo, họ sẽ trực tiếp chỉ đạo các nhà sản xuất của mình cài đặt vào đó một số thiết bị hoặc các loại mã độc nhằm giám sát và gửi thông tin đã được truyền về nước này. Cuối cùng họ dùng chiến lược giá rẻ nhất để đánh vào các thị trường có trình độ chưa cao (như Việt Nam) hoặc dùng mánh khóe chính trị để “ép” các nước dùng sản phẩm của mình. Hậu quả thì cứ nhìn vào Mĩ, Australia,Anh sau một loạt vụ rò rỉ thông tin hay tấn công an ninh có xuất xứ từ châu Á thì rõ.

Trong những lần thẩm định gần nhất, các cơ quan anh ninh của Mĩ và Đức đều phát hiện có nhiều thứ “thừa” ở trong các thiết bị viễn thông của Trung Quốc.(thậm chí là cả cáp quang)

Nguy cơ đối với Việt Nam: như tôi vừa thống kê ở trên, tỉ lệ tăng trưởng của Huawei và ZTE ở Việt Nam đang tăng từng ngày. Điện thoai, USB 3G, BTS,… tất cả hầu như đều là sản phẩm của Huawei hoặc ZTE. Mạng di động lớn nhất Việt Nam Viettel thậm chí còn sử dụng toàn bộ cơ sở hạ tầng do Huawei và ZTE cung cấp (đó là lí do vì sao cước của Viettel lại rẻ,triển khai 3G nhanh và nhiều BTS). Rõ ràng đang có những mối hiểm họa tiềm tàng về an ninh thông tin của Việt Nam. Chúng ta cần những sản phẩm đó để phát triển, nhưng chúng ta lại chưa có đủ trình độ, công nghệ để thẩm định, đánh giá các sản phẩm đó. Đây là viêc quá mạo hiểm, không chỉ với các sản phẩm của Huawei hay các sản phẩm khác. Tôi không cổ súy cho việc tẩy chay hàng Trung Quốc (vì tẩy chay thì chắc là quần áo cũng chẳng có mà mặc) nhưng tôi muốn mọi người ý thức được những nguy cơ an ninh mà chúng ta có thể gặp phải. Việt Nam quá yếu ớt trong hệ thống an ninh thông tin.

Bạn vẫn nhớ vụ PRISM vừa rồi của NSA ở Mĩ chứ, chúng ta không có khả năng kiểm soat hay chống lại các nguy cơ tiềm tàng từ công nghệ vì ngày nay, mọi yếu tố đều gắn liền với yếu tố chính trị. Nhưng chúng ta có thể thận trọng và hạn chế. Mĩ thực hiện giám sát với nước họ,thì ai chắc chắn họ có làm với nước khác hay không trong khi họ có đủ điều kiện để làm thế vì các nước khác sử dụng sản phẩm viễ thông của Mĩ khá nhiều. Nhưng Việt Nam sử dụng không nhiều các thiết bị của Mĩ, chúng ta dùng nhiều nhất là các thiết bị của Trung Quốc. Đặc biệt với những chính sách của nước “láng riềng”, nhớ lại các vụ việc mua móng trâu, mua đỉa với giá cao; còn giá rẻ thì hãy nhớ đến gạo giả, trứng gà giả, gần đây nhất là chè Khúc Bạch. Các thiết bị viễn thông của Trung Quốc dùng không hề tồi, nhưng tại sao giá rẻ thế? Hãy ý thức hơn trong việc sử dụng, trao đổi thông tin. Đừng quá phụ thuộc vào các thiết bị viễn thông.

Hãy đặt câu hỏi về an ninh thông tin cho thiết bị mà bạn sử dụng ngay bây giờ.

Đọc thêm: Chuyện ít biết về Jack Ma: "Ông vua” thương mại điện tử Trung Quốc