Tin tức công nghệ

Học người Nhật cách làm “lu” chống ngập, thách thức mọi loại lũ lụt

Học người Nhật cách làm “lu” chống ngập, thách thức mọi loại lũ lụt

Tokyo – thủ đô Nhật Bản nằm ở ven biển, có hệ thống đường thủy dày đặc, chằng chịt. Hơn 100 km vuông diện tích thành phố năm dưới mực nước biển, bên trong có rất nhiều kênh rạch. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần một trận bão đi qua, tám con sông chảy qua Tokyo có thể nhấn chìm cả thành phố này. Bằng chứng là các trận lũ lụt kinh hoàng vào 1950 và 1960 từng khiến thủ đô xứ sở Hoa anh đào rơi vào cảnh ngập úng thời gian dài. Thiên tai có thể ghé thăm Tokyo bất cứ lúc nào. Người Nhật không thể ngồi yên chờ đợi tử thần ghé thăm mình. Vì vậy họ đã chuẩn bị thật tốt để đối phó với mọi chuyện. Một trong số đó không thể không nhắc đến hệ thống phòng thủ, giúp Tokyo chống lại ngập lụt.

Hệ thống đường hầm thoát nước hay đường hầm chống ngập có tên đầy đủ là Kênh xả nước Ngầm khu vực Đô thị (MAOUDC). Nó nằm ở độ sâu 22 mét dưới lòng đất và dài 6,3 km. Công dụng lớn nhất của nó vẫn là giảm thiểu tràn nước của các kênh lạch và sông lớn trong thành phố vào mùa mưa bão.

Mất 14 năm (1992 – 2006), tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD thì người Nhật mới xây dựng xong công trình này. Nhìn một cách tổng thể, hệ thống đường hầm thoát nuớc có 5 căn buồng hình trụ cao chót vót, có thể chứa lượng nước khổng lồ. Mỗi bồn nước này cao 65m, đường kính 32m. Ngoài ra còn có một hệ thống bồn chứa trung tâm dài 177m, rộng 78m, cao 25m với 59 trụ cột khổng lồ được kết nối với một số tổ hợp 4 máy bơm có sức mạnh ngang với động cơ của một con Boeing 737. Mỗi giây, chiếc máy này có thể bơm tới 200 tấn nước ra sông Edo.

Người dân Nhật Bản tự hào về công trình này và gọi nó là kỳ quan thế giới do mình tạo nên. Kể từ khi hệ thống này hoàn thành vào năm 2006 đến nay, Tokyo chưa bao giờ bị ngập. Không chỉ thế, mỗi khi không hoạt động, những trụ cột khổng lồ tại Hệ thống chứa nước ngầm lại trở thành địa điểm tham quan du lịch vô cùng thú vị. Các khách du lịch có thể đặt lịch và tham dự các tour miễn phí. Mỗi ngày có 3 tour và éo dài từ thứ hai đến thứ 6. Mỗi chuyến tham quan sẽ kéo dài trong khoảng 60-90 phút, chỉ với số lượng 25 người/tour.

=

Tương tự công trình ở Nhật, tại Kuala Lumpur (Malaysia) cũng có đường hầm Stormwater Management and Road Tunnel. Nó cũng có nhiệm vụ thoát lũ và làm hầm đi bộ.

Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay thì cơ sở hạ tầng của Tokyo cũng gặp khó trong việc ứng phó với lũ lụt. Trái đất ngày càng nóng lên, lượng mưa nhiều nơi trên thế giới ngày càng tăng lên trong hơn 30 năm qua. Các chuyên gia tính toán rằng trong thế kỷ 21, lượng mưa ở Nhật sẽ tăng thêm 10%, vào mùa hè thì con số đó lên đến 19%. Nhà nghiên cứu Cecilia Tortajada tỏ ra lo lắng: “Đến một đất nước được chuẩn bị tốt như Nhật còn bị ảnh hưởng, một thành phố như Tokyo còn bị ngập thì tất cả chúng ta đều phải cảnh giác”.

 

 

Cách xử lý ôtô bị ngập nước để tránh mất thêm tiền

(Techz.vn) Tài xế không nên cố khởi động xe sau ngập nước, gọi cứu hộ đưa về xưởng, kỹ thuật viên sẽ đánh giá hư hại, đưa phương hướng sửa chữa.