Xe A-Z

Đường dây làm giả bằng lái xe: Người dân cẩn thận tiền mất tật mang, lại vướng vòng lao lý

Đường dây làm giả bằng lái xe: Người dân cẩn thận tiền mất tật mang, lại vướng vòng lao lý

So với giấy phép lái xe (GPLX) thật, chiếc GPLX giả khác biệt về màng phủ bằng, phông chữ; mã số của GPLX giả mờ hơn so với thật; chữ ký người cấp là chữ ký scan chứ không phải chữ ký tươi như bằng lái thật; màu sắc nhợt nhạt không sắc nét, nói chung là không chuẩn. GPLX thật được làm bằng nhựa PET còn GPLX giả chỉ làm bằng nhựa PVC nên cầm bằng giả trên tay thấy nhẹ hẳn so với bằng thật.

Nếu không đặt GPLX thật và GPLX giả cạnh nhau thì khó lòng phát hiện GPLX giả  

Chiêu thức làm bằng giả rất đơn giản, chúng thiết kế bằng giả giống mẫu bằng thật, sau đó in lên nhựa PVC rẻ tiền. Chúng dễ dàng dụ được những người thiếu ý thức, muốn có bằng mà không phải mất thời gian thi. Hơn nữa, hình thức của những chiếc bằng giả giống thật đến 90%, nếu không phải người có chuyên môn, hay đặt một chiếc bằng thật và một chiếc bằng giả cạnh nhau để so sánh, thì khó lòng phát hiện được chiếc bằng giả là giả. Nhiều người dân không khỏi ngỡ ngàng khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra hành chính mới biết bằng mình đi mua là bằng giả.

Đặc điểm nhận dạng GPLX thật

Một lãnh đạo Phòng Quản lý phương tiện và người lái Sở GTVT một thành phố cho biết, người mua thường tin đây là bằng thật, hồ sơ thật, nhưng thực tế không phải.

Các đối tượng lừa đảo thường dụ “con mồi” bằng chiêu thức rất ngọt: ban đầu chúng làm hồ sơ đăng ký “thật”, thông báo ngày thi sát hạch hẳn hoi. Sau đó gần ngày “thi”, chúng dụ “con mồi” bỏ thêm một khoản tiền để không cần tới thi cũng chắc chắn có GPLX “thật”. Bằng cách này, không ít “con mồi” đã sập bẫy. Song kết quả nhận được là một chiếc bằng giả. Chưa kể những trường hợp người dân chủ động mua bằng giả. Tinh vi hơn cả, chúng còn thiết lập một phần mềm giả nhái theo phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để “tra cứu” số GPLX nhằm tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho “khách hàng”. Chỉ khi dùng phần mềm thật, người dân mới “ngã ngửa” thấy thông tin bằng lái của mình không có trong hệ thống.

Tiền vẫn mất mà tật còn mang nặng hơn. Nhất là khi bị Cảnh sát giao thông kiểm tra hành chính, phát hiện hành vi sử dụng GPLX giả, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với ô tô là 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

 

Vụ lật xe tải đè chết 5 người ở Hải Dương: Tài xế bị tạm giữ hình sự, có khả năng đối mặt với mức án như thế nào?

(Techz.vn) Ngày 23/7 vừa qua, vào khoảng 6 giờ, vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 5 tại Km63+300 thuộc địa phận Hải Dương của một xe tải chạy hướng Hà Nội – Hải Phòng bất ngờ đâm vào dải phân cách rồi lật nghiêng đè vào nhóm 7 người trong đó 5 người thiệt mạng, 2 người bị thương nặng. Hiện tài xế xe tải đã bị cơ quan điều tra tạm giữ hình sự.