Thiết bị âm thanh

Dưới 1 triệu đồng, tai nghe nào đáng giá?

Dưới 1 triệu đồng, tai nghe nào đáng giá?

Khi lựa chọn những chiếc headphones, gần như người mua đều đặt ra một mức giá để khoanh vùng những lựa chọn của mình. Với những người mới bắt đầu chơi headphones hoặc đơn giản chỉ là tìm cho mình một chiếc tai nghe có chất lượng khá hơn những chiếc đi kèm theo điện thoại, những mẫu tai nghe với mức giá dưới 1 triệu đồng luôn được nhắc đến đầu tiên. Với tầm giá dưới 1 triệu đồng, sẽ không có nhiều sự lựa chọn cho những chiếc tai nghe chụp đầu. Do đó chúng ta sẽ xem xét chủ yếu đến những chiếc tai nghe In-ear và Ear-buds. Dưới đây sẽ là những đề cử của Techz cho việc lựa chọn những mẫu tai nghe với mức giá dưới 1 triệu đồng:

SoundMagic PL11

Là một mẫu tai nghe được những người chơi âm thanh gọi bằng những từ như “huyền thoại” hay “bá đạo”. Sở dĩ như vậy bởi vì những gì mà chiếc PL11 thể hiện lại vượt qua tất cả những mẫu tai nghe cùng tầm giá để được coi là chiếc In-ear có p/p (performance/price) cực cao. Chỉ với mức giá 300 nghìn, đây gần như là lựa chọn đầu tiên của những người mới tiếp xúc với tai nghe nhưng lại không có nhiều tiền.

PL11 có thiết kế khá tốt với housing kim loại chắc chắn, dây – jack cực bền. Chất âm đặc trưng của PL11 đặc trưng là nhiều bass, thích hợp với những thể loại nhạc dance, pop, dubstep sôi động.

SoundMagic PL21

Không ồn ào như PL11, PL21 lại mang một dáng dấp đơn giản và gọn gàng, đồng thời chất âm cũng thuộc dạng trung tính và dịu nhẹ. Nếu như PL11 quá nhiều bass cho một người nghe nhạc vàng thì PL21 là một lựa chọn hoàn hảo cho người ít tiền. Trong tầm giá này, không thể mong đợi gì hơn ngoài một dải mid đầy đặn, ngọt ngào, treble và bass vừa đủ dùng.

Sennheiser MX270

Hãng âm thanh đình đám của Đức này “vô tình” cho ra một MX270 bình dân nhưng lại có một chất âm đặc biệt ấn tượng. Sở dĩ nói “vô tình” là vì những sản phẩm của Sennheiser đều đánh vào thị trường tầm trung cho đến cao cấp và những chiếc tai nghe bình dân của Sennheiser gần như chẳng có gì đặc sắc. Tuy nhiên MX270 lại là một ngoại lệ.

MX270 có một thiết kế đơn giản nhưng lại được trau chuốt kỹ lưỡng nên vẫn có được sự sang trọng. Sennheiser MX270 có build khá nhỏ nhắn và rất dễ đeo, chất âm khá sáng, độ chi tiết ấn tượng và vượt trội với những chiếc tai nghe trong tầm giá. Với chất âm đều cả 3 dải thì chiếc earbud 400 nghìn này có thể chơi trên nhiều thể loại nhạc, trong đó nhạc nhẹ và trữ tình là một thế mạnh đặc biệt.

Sunrise AS-feeling 2

Thật bất ngờ khi Việt Nam xuất hiện một hãng âm thanh và sản phẩm headphones của họ - chiếc AS-feeling 2 đã được giới audiophile đánh giá rất cao. AS-Feeling 2 có một thiết kế không khác gì những chiếc tai nghe hàng Tàu nhái vỉa hè, tuy nhiên nó lại sở hữu một dải trung đầy mê hoặc và một dải cao leng keng. Nếu như dải trung và dải cao của chiếc tai nghe này xuất sắc bao nhiêu thì dải bass nó lại tệ bấy nhiêu. Do đó với những người mới tiếp xúc với AS-Feeling 2 lần đầu tiên thì có lẽ hơi khó chịu vì điều này, nhưng nếu sử dụng nó cho những bản vocal thì thực sự là một sức hấp dẫn không thể chối từ.

SoundMagic E10

Lại là một sản phẩm đến từ hãng âm thanh mới nổi của Trung Quốc SoundMagic, E10 có một mức giá khá bình dân nhưng lại hướng tới một chất âm mang tính chuyên nghiệp nhiều hơn. Sở hữu một thiết kế kim loại bỏng bẩy, dây cable được cải tiến ở dạng xoắn chống rối rất đẹp và bền, E10 có một vẻ ngoài cuốn hút và sang trọng hơn hẳn những chiếc tai nghe cùng tầm giá. Hơn thế nữa, âm thanh đặc trưng là sự trong trẻo mà ít có đối thủ nào cùng “cân nặng” có được. Âm bass khá gọn gàng, dải trung mượt mà là những điều kiện đủ để E10 chắc chân ở danh sách này.

Xiaomi Piston 2.0

Tuy mới được ra mắt vài tháng gần đây nhưng chiếc tai nghe đến từ Trung Quốc này lại gây khó khăn cho chiếc E10 nói trên khi nó cạnh tranh cả về giá, về thiết kế và cả chất lượng âm thanh.

Sở hữu một kết cấu kim loại màu vàng bắt mắt, một sợi cáp bọc dù chống dãn, Xiaomi Piston dễ dàng gây chú ý với người mua. Hơn thế nữa, xét về âm thanh thì dường như chiếc Xiaomi Piston 2.0 đã phần nào làm SoundMagic E10 run sợ bởi vì những khuyết điểm của E10 đã được Piston 2.0 cải thiện đáng kể. Những cải thiện ở đây là về âm trường, về độ chi tiết và sự gọn gàng của âm bass. Hiện nay chiếc Xiaomi Piston 2.0 đang được bán ra với mức giá hơn 600 nghìn.         

Koss KSC75

KSC75 là mẫu Clip-on (treo trên vành tai) duy nhất trong danh sách này. KSC75 ra đời cách đây khá lâu và gây được tiếng vang trên thị trường cùng người anh em KSC35. Đã từng có một thời gian khá dài, người chơi âm thanh ở Việt Nam rất ngưỡng mộ mẫu tai nghe này vì dải trung mượt mà, mộc mạc của nó. Độ cáp bạc, độ gọng là những gì mà người chơi những ngày đó đã tạo ra một trào lưu.

Mặc dù càng ngày càng có nhiều mẫu tai nghe được cho ra mắt, KSC75 dường như đã phần nào bị lu mờ nhưng xét cho cùng thì với cái giá chưa đến 700 nghìn thì chúng ta không thể có lựa chọn nào tốt hơn cho một mẫu Clip-on.

Yuin PK3

Xuất hiện ở thị trường Việt Nam cách đây vài năm với bộ dạng của một cô bé lọ lem, PK Series của hãng âm thanh đến từ Trung Quốc Yuin lại được tôn lên mức thần thánh. Khi nói tới những chiếc tai nghe của Yuin thì các audiophile Việt Nam lại nhắc tới hai từ “thuốc độc”.

Xuất hiện ở thị trường Việt Nam cách đây vài năm với bộ dạng của một cô bé lọ lem, PK Series của hãng âm thanh đến từ Trung Quốc Yuin lại được tôn lên mức thần thánh. Khi nói tới những chiếc tai nghe của Yuin thì các audiophile Việt Nam lại nhắc tới hai từ “thuốc độc”.

Nếu như chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài thì hẳn sẽ chẳng có ai dám bỏ gần triệu bạc ra cho chiếc tai nghe còn xấu xí hơn cả mấy cái tai nghe màu mè ngoài vỉa hè này. Tuy nhiên giá trị đích thực của nó lại nằm ở phần âm thanh. Chất âm mượt mà, dải mid trung thực và treble tơi, sáng vừa đủ là tổng quan và cũng là phong cách của chiếc Yuin PK3.

Sony STH-30

Đối thủ của chiếc Yuin PK3 nói trên lại trái ngược hoàn toàn về vẻ bề ngoài. Sony STH-30 có một vẻ ngoài bóng bẩy, sang trọng, tích hợp micro cho smartphone và hơn thế nữa, nó còn sở hữu công nghệ chống nước và bụi tiên tiến với chỉ số chống nước IP57.

Dải mid mềm mại, mượt mà, có phần sáng hơn chiếc PK3, dải treble tơi vừa đủ và lượng nhiều hơn PK3 một chút, âm trường khá thoáng là những thế mạnh giúp STH-30 có thể gank ngang ngửa với Yuin PK3. Hiện tại giá của chiếc Sony STH-30 là xấp xỉ 1 triệu đồng, đắt hơn một chút so với chiếc Yuin PK3. Tuy nhiên “một chút” này rất đáng để cố thêm.

Đọc thêm: Đánh giá chi tiết tai nghe V-Moda XS: Nhỏ mà có võ

Gemini

Tag:

tai nghe;