Khoa học & Đời sống

Dự án đưa người lên sao Hoả: Lừa đảo đội lốt khoa học?

Dự án đưa người lên sao Hoả: Lừa đảo đội lốt khoa học?

Joseph Roche, một trợ giảng tại trường Cao đẳng Giáo dục Trinity, người nằm trong danh sách 100 ứng viên có khả năng được lên sao Hoả đã lên tiếng về cuộc thi này.

Vị trợ giảng có bằng bằng Tiến sĩ về Vật lý và Thiên văn học là một trong những người đầu tiên ghi danh vào cuộc tuyển chọn có một không hai do Mar-One, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan khởi xướng. Joseph Roche cho biết mình không có ý định nghiệm túc khi đăng ký tham gia, nhưng anh ngày càng cảm thấy sự khó hiểu trong cách thực hiện của Mar-One và nghi ngờ về một âm mưu lừa đảo cực lớn “đội lốt khoa học” của họ.

Trong bài viết đăng trên tạp chí Medium, Roche nói rằng dự án này có rất nhiều thông tin sai lệch và thiếu xót. Trước tiên, dù Mars One tuyên bố dự án thu hút tới hơn 200.000 người tham gia, con số chính xác theo anh được biết chỉ là 2.761 người.

Tổ chức này nói rằng họ đã nhờ các tiến sĩ, chuyên gia hàng đầu đánh giá, chọn lọc ứng cử viên tiềm năng, nhưng Roche khẳng định chuyện này không xảy ra. Để lọt vào top 100, anh chỉ cần trả lời một bảng câu hỏi trắc nghiệm (với câu trả lời chủ yếu là có/không), tải video lên một trang web, khám sức khỏe tại bệnh viện địa phương và được phỏng vấn ngắn qua Skype.

Roche cũng chưa từng gặp trực tiếp bất kỳ ai trong dự án Mars One. Anh nhận xét tiến trình lựa chọn phi hành gia của Mars One đầy hạn chế và thua xa tiêu chuẩn của hoạt động chọn phi hành gia bình thường.

Ngoài ra, điều khiến anh nghi ngại nhất chính là việc, Mar-One luôn tìm cách moi tiền từ những ứng viên. Họ khuyến khích các ứng viên chi tiền để được thăng hạng trong một bảng xếp hạng vô nghĩa, tại một website mang tên “Nền tảng cộng đồng Mars One", một cộng đồng dành riêng cho những người tham gia dự án Mars One.

Ngoài việc được trao cho một số điểm nhất định khi vượt qua mỗi vòng thi, các ứng viên có thể kiếm điểm thăng hạng bằng cách mua những mặt hàng (như áo phông) do Mars One bán, hoặc quyên tiền cho dự án.

Chưa hết, sau khi đã lôi kéo được sự chú ý lớn từ cộng đồng và truyền thông, Mar-One lại tiếp tục “vòi tiền” từ ứng viên mỗi lần họ được trả lời phỏng vấn trên TV.

Một tài liệu mang tựa đề "Những mẹo nhỏ dành cho ứng cử viên" mà Mars One phân phối hồi tháng 2 năm nay có viết: "Chúng tôi đề nghị bạn chuyển 75% số tiền có được từ việc trả lời phỏng vấn và xuất hiện trên truyền hình cho Mars One".

Đáp lại cáo buộc này, Giám đốc Truyền thông của Mars One là Suzanne Flinkenflögel đã lên tiếng phủ định bài báo trên và nói rằng chúng chứa nhiều thông tin sai trái.

Ông cho biết, Mars One không chạy theo tiền bạc. Có nhiều ứng cử viên đã lọt vào vòng chung kết dù chưa từng đóng góp bất kỳ món tiền nào ngoài phí tham gia chương trình, cũng có những người đã đóng góp rất nhiều tiền, nhưng vẫn bị loại.

Về phần mình, Roche quan tâm ít tới việc Mars One thành công hay thất bại. Mối lo lớn hơn là dự án này sẽ khiến nhiều người nghi ngờ khoa học và tương lai của hoạt động khám phá không gian. Việc huy động số vốn khổng lồ, lên tới 6 tỷ USD cho một dự án có phần viển vông và thiếu sự minh bạch có thể trở thành một cú lừa khổng lồ trong ngành khoa học vũ trụ.

 

Đã chọn ra 100 người lên sao Hoả, sinh sống và không trở về

(Techz.vn) Cuộc tuyển chọn đã lọc ra được 100 người trong số hơn 200.000 ứng viên, sau đó sẽ chỉ có 24 người được chọn để đưa lên sống trên sao Hoả.