Xe A-Z

Điều đặc biệt về chiếc xe gắn liền với tỷ phú Phạm Nhật Vượng thời khởi nghiệp

Điều đặc biệt về chiếc xe gắn liền với tỷ phú Phạm Nhật Vượng thời khởi nghiệp

Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hải Phòng. Năm 1982 ông theo học và tốt nghiệp và năm 1985 tại Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đến năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.

Trường đại học nơi ông theo học là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu thế giới về chuyên gia trong ngành địa chất. Trường được thành lập tại Moscow vào năm 1918, giảng dạy cho 30.000 kỹ sư, trong đó có 1.300 sinh viên quốc tế tới từ 78 quốc gia trên thế giới.

Trong thời gian theo học ở Moscow, ông Vượng gặp được những người bạn cùng chung chí hướng làm giàu. Một ngày chủ nhật đầu thu tháng 8/1993, giữa thời điểm Liên Xô cũ xảy ra khủng hoảng, nhóm 5 sinh viên Việt Nam trên chiếc Volga đỏ, vượt qua quãng được gần 1.000km, tới Kharkov lập nghiệp.

Những chiếc Volga, vốn được ví là Mercedes của khối Xã hội chủ nghĩa, phát triển cực thịnh vào những năm 1990 khi có sức tiêu thụ lên tới 100.000 đầu xe mỗi năm. Khi ấy, biểu tượng chú hươu trắng sải chân chạy trở thành lời khẳng định cho sự thành công, giàu có và khát vọng của những người Liên Xô.

Điều đặc biệt là không phải bất cứ chiếc Volga nào cũng được gắn biểu tượng này. Trên thực tế, chỉ một phần tư trong số hơn 640.000 chiếc Volga được bán tại thị trường Liên Xô, và không một biểu tượng nguyên bản nào còn được giữ đến nay, do nó quá thu hút những tay trộm cắp vặt.

 Điều đặc biệt về chiếc xe gắn liền với tỷ phú Phạm Nhật Vượng thời khởi nghiệp - Ảnh 1.

Biểu tượng chú hươu nổi tiếng trên mui xe Volga.

Thời kỳ đầu, nhóm người Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp bằng việc kinh doanh nhà hàng tại Kharkov, lấy tên là nhà hàng Thăng Long, chuyên bán đồ ăn thuần Việt. Nhà hàng này được xây dựng trên diện tích khu nhà ăn tập thể cũ của một nhà máy sản xuất xe tăng. Đây cũng chính là cơ sở đầu tiên cho các cán bộ chủ chốt của Technocom đúc rút những kinh nghiệm quý báu về công tác quản lý doanh nghiệp..

Thành công từ Thăng Long đưa đến quyết định kinh doanh mì ăn liền, Tháng 8/1995, trên mặt bằng một xưởng sản xuất xe tăng cũ từ thời Liên Xô, nhà máy mì Mivina số 0 bắt đầu lắp đặt dây chuyền sản xuất đầu tiên. Tháng 12/1995, những gói mì với 4 vị đầu tiên gồm mì bò, mì tôm, mì nấm, mì gà mang thương hiệu Mivina ra đời.

Sau hai năm, hệ thống đại lý tiêu thụ Mivina đã được phủ kín toàn Ukraina, với sản lượng 1 triệu gói/tháng. Khi đó, thương hiệu Mivina đánh bại các thương hiệu mì ăn liền của Trung Quốc, Italia, Nga. Ông chủ các nhà máy mì ăn liền Trung Quốc, Italia phải chấp nhận bỏ cuộc chơi, bán lại nhà xưởng, máy móc cho Technocom và Mivina mở rộng sản phẩm lên 20 chủng loại khác nhau.

Từ năm 1998-2005, Technokom phát triển thêm 6 nhà máy, bao gồm 3 nhà máy sản xuất mì tôm, 1 nhà máy gia vị và 2 nhà máy in bao bì. Tính đến năm 2004, doanh thu của Technokom đạt 150 triệu USD/năm. 

Song song với sản xuất thực phẩm ăn nhanh, Technocom triển khai đồng loạt các hoạt động đầu tư vào bất động sản ở Nga, ở Ukraina và Việt Nam, như Trung tâm siêu thị - văn phòng và căn hộ cao cấp "Paradise" tại Moscow, với tổng diện tích xây dựng gần 100.000m2; Trung tâm siêu thị - Văn phòng Rele City tại Kharkov với tổng diện tích trên 25.000m2.

Ở thời kỳ đó, phong cách kinh doanh của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã rất đặc biệt, khi luôn tạo nên những công trình, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu. Với mì tôm, Mivina trở thành tên gọi chung cho tất cả các loại thực phẩm ăn nhanh mà người dân Ukraina biết đến; với bất động sản, khu đô thị "Thời đại" khép kín nổi tiếng dành riêng cho cộng đồng người Việt tại Kharkov; với giải trí, công viên nước Jongle có mái che lớn nhất Ukraina với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD; Với thương mại, trung tâm siêu thị - văn phòng Sun City Plaza thuộc quyền điều hành của ông Vượng là đơn vị kinh doanh lớn nhất Kharkov...

Theo: Trí Thức Trẻ 

 

Trung Nguyên chi 5 tỷ USD để tặng sách, số tiền xấp xỉ tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

(Techz.vn) Cuối tháng 6 vừa qua, Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ công bố sẽ trao tặng 200 triệu cuốn sách với tổng nguồn lực chi phí 5 tỷ USD (tương đương hơn 110.000 tỷ đồng). Kế hoạch tặng sách kéo dài trong 5 năm.