Doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo nuôi tham vọng lớn, biến Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu 'made in Vietnam', phục vụ một nửa dân số thế giới

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo nuôi tham vọng lớn, biến Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu 'made in Vietnam', phục vụ một nửa dân số thế giới

Với nỗ lực không ngừng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet đã nhiều lần được “gọi tên” trong bảng xếp hạng những nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes. Bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam với khối tài sản lên tới 2,5 tỷ USD và là nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất Đông Nam Á.

Hiện tại, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang lên kế hoạch mua thêm máy bay để khai thác thị trường du lịch hàng không. Lần này bà Thảo tham vọng phục vụ một nửa dân số thế giới và biến Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu ‘made in Vietnam’.

Mặc dù “sinh sau” nhưng hiện tại hãng hàng không Vietjet của bà Thảo đã lớn hơn cả Vietnam Airlines về số lượng hành khách vận chuyển. Ban đầu, hãng hàng không được thành lập năm 2007 với hành trình nội địa, Vietjet đã mở rộng ra 80 máy bay phục vụ 120 điểm đến. Bà Thảo chia sẻ: “Chiến lược của chúng tôi là mở rộng sang bất kỳ thị trường nào trong bán kính 2.500 km. Như vậy chúng tôi có thể tạo ra những căn cứ có thể phục vụ một nửa lượng dân số thế giới”.

Với chiến lược tiếp cận khách hàng bằng cách bán vé giá rẻ, Vietjet đã có được những thành công nhất định. Năm 2017, Vietjet lên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM với vốn hoá thị trường 1,4 tỷ USD. Năm tiếp theo, Vietjet đã vận chuyển 23 triệu hành khách, chiếm 46% thị phần ở Việt Nam. Đây cũng là một con số vô cùng ấn tượng. Doanh số của Vietjet đã tăng 27% lên 54 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD) trong năm 2018. Năm 2019, Vietjet tham vọng phục vụ 30 triệu hành khách, tăng 30% so với năm ngoái.

Bên cạnh những thành quả, Vietjet vẫn còn đang đối mặt với một số thách thức liên quan đến hoạt động điều hành. Hiện các máy bay của Vietjet trung bình chỉ lấp đầy 88%. Rồi làm sao để Vietjet của bà Thảo “hạ cánh” được ở nhiều điểm đến khác nhau tại châu Á, hạ cánh ở nhiều điểm quốc tế hơn, những hãng hàng không như Vietjet thường hợp tác với các đơn vị nội địa.

Một rào cản nữa đối với Vietjet là cơ sở hạ tầng. Tại Việt Nam, hầu hết các sân bay đều đang ở trạng thái quá tải. Chưa kể, ngày càng mọc lên nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước. Cuối năm ngói, Việt Nam có 174 máy bay thương mại đăng ký thuộc 4 hãng hàng không. Đầu năm nay có thêm Bamboo Airways là hãng hàng không thứ 5 và sắp tới là Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với kế hoạch ra mắt Vinpearl Air.

Việc thiếu phi công cũng là một lo ngại đối với các hãng hàng không nói chung và với Vietjet nói riêng. Tuy nhiên, nếu Vietjet nỗ lực lấp đầy chỗ trên các chuyến bay thì lợi nhuận của hãng có thể tăng nhờ việc mua máy bay với giá rẻ sau đó bán lại các các công ty cho thuê.

Mục tiêu này của bà Nguyễn Thị Phương Thảo là lần thứ 2, tạo ra một cột mốc lịch sử mới cho ngành hàng không, biến Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu “made in Vietnam”.

“Nếu thành lập một hãng hàng không ở châu Âu, chúng tôi có thể bay tới mọi đất nước từ đây. Với lợi thế cạnh tranh về dịch vụ, máy bay, khả năng quản lý, chi phí và cung cấp những dịch vụ mới, tôi hoàn toàn tự tin Vietjet có thể cạnh tranh ở những thị trường khác, châu Âu hoặc Mỹ”.

 

So mức lương siêu khủng của phi công Vietnam Airlines, Vietjet và Bamboo

(Techz.vn) – Rất nhiều người thắc mắc, thu nhập của phi công các hãng hàng không ở Việt Nam như thế nào? Liệu có sự chênh lệch gì giữa VNA, VJA và Bamboo?