Doanh nghiệp

Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn công nghệ

Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn công nghệ

Chuyện Việt Nam trở thành công xưởng thế giới đã không còn quá xa lạ nữa bởi với những ưu điểm như lao động có mức giá thành rẻ, thật thà và chăm chỉ, nhiều tập đoàn lớn đã đặt nhà máy sản xuất chính của mình tại nước ta, tiêu biểu là ngành công nghiệp chế tạo máy móc. Xe máy là một ví dụ điển hình, Honda, Yamaha hay Piaggio gần như đã chọn Việt Nam là nơi sản xuất chính và tập trung phát triển các dòng sản phẩm mới của các hãng này trên toàn cầu.

Theo chân những ngành công nghiệp đi trước, các đại gia công nghệ bắt đầu đầu tư vào Việt Nam một cách mạnh mẽ.

Không phải cho đến bây giờ, các tập đoàn công nghệ lớn nhất mới để ý đến nước ta mà đã từ rất lâu rồi, Nokia, Intel, Samsung đã đặt nhà máy sản xuất và thu hút hàng chục ngàn người lao động. Những năm gần đây, do giá nhân công của Trung Quốc đang tăng dần kèm theo đó là những rắc rối nhân quyền đã khiến các tập đoàn, công ty lớn chùn tay. Bên cạnh đó, Việt Nam có chất lượng lao động được cải thiện nhiều hơn, giá cũng rẻ hơn cùng với đó là thị trường tiêu thụ các thiết bị công nghệ đầy tiềm năng đã khiến các đại gia công nghệ chú ý. Bởi thế, nước ta trở thành điểm đến lý tưởng dành cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu.

Các tập đoàn công nghệ lớn rời xa Trung Quốc

Trung Quốc vốn không còn xa lạ đối với các tập đoàn công nghệ lớn trên toàn thế giới. Cách đây 1 thập niên, để tìm được một nơi có số lượng nhân công đông đảo cùng giá thành rẻ thì Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên được nhắc tới. Thực tế, đã có hàng trăm nhà máy sản xuất với quy mô từ cỡ vừa cho đến lớn đặt ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Apple, Samsung, Nokia – những đại gia công nghệ hàng đầu đều đã đặt nhà máy sản xuất chính của mình tại quốc gia này. Song, những thay đổi về chính sách lao động gần đây, kèm theo những rắc rối về nhân quyền khiến Trung Quốc không còn là điểm đến phù hợp với các tập đoàn công nghệ toàn cầu.

Giá thuê nhân lực của Trung Quốc ngày càng tăng. Ảnh: LaptopMag

Nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến Apple như ngược đãi nhân công, công nhân tự tử… đã không còn là chuyện hiếm gặp nữa. Có vẻ như người Trung Quốc đang đòi hỏi một mức lương cùng một chính sách đãi ngộ tốt hơn thay vì sự can thiệp của chính trị. Nhiều nhận định cho rằng việc can thiệp chính trị không ảnh hưởng nhiều tới việc sản xuất của các tập đoàn lớn đặc biệt là các doanh nhân người Mỹ, bởi vậy nguyên nhân lớn nhất khiến các đại gia công nghệ rời xa Trung Quốc đó là yếu tố lợi thế về lao động giá rẻ đã không còn và điều đó khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp đó bị thu hẹp lại.

Trung Quốc không còn sức hấp dẫn với các đại gia công nghệ Toàn cầu. Ảnh: icdn

Có vẻ như người Trung Quốc đang đòi hỏi một mức lương cùng một chính sách đãi ngộ tốt hơn thay vì sự can thiệp của chính trị

Trong những thập niên trước, bằng dân số hơn 1 tỷ người và giá nhân công rẻ mạt, Trung Quốc đã thu hút được khá nhiều tập đoàn quốc tế đến làm ăn. Cũng bằng lợi thế này, người Trung Quốc sản xuất ồ ạt hàng hóa với giá cực rẻ để chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài. Nhưng trong xu thế tiền lương lao động ở châu Á ngày càng tăng lên, trong đó Trung Quốc là nước có mức đòi hỏi cao nhất, yếu tố nhân công không còn sức hấp dẫn. Cũng theo khảo sát của BCG, trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, giá nhân công ở Trung Quốc đã ngang bằng nhân công ở Trung và Đông Âu, trong khi trình độ tay nghề và tính chuyên nghiệp lại kém hơn. Bên cạnh đó, do Trung Quốc hiện nay đang rất khát năng lượng bởi vậy giá thành dành cho điện năng, khí đốt được đẩy lên cao khiến các đại gia công nghệ phải tính toán lại.

Việt Nam là điểm đến lý tưởng

Không riêng gì Việt Nam, các nước trực thuộc Đông Nam Á hay cụ thể hơn là các nước thuộc khối kinh tế chung ASEAN đều được nhắm đến là địa điểm lý tưởng để đặt nhà máy sản xuất linh kiện cũng như chế tạo sản phẩm. Cách đây gần đúng 10 năm, khối kinh tế chung ASEAN nổi lên như một đối trọng lớn nhất với đất nước đông dân nhất thế giới, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào. Theo năm tháng, với cơ cấu dân số đa dạng, năng suất sản xuất được cải thiện, giáo dục – đào tạo được chú trọng, dân trí được nâng cao, dễ đào tạo và ngày càng hội nhập với thị trường Quốc Tê, ASEAN đến nay là điểm hẹn tuyệt vời với các nhà đầu tư. Thế nhưng một câu hỏi đã được đặt ra: Tại sao chỉ Việt Nam đủ sức hấp dẫn với các tập đoàn về công nghệ?

Việt Nam có hấp lực rất lớn đối với các tập đoàn công nghệ thế giới. Ảnh:Tinhte

Cách đây gần đúng 10 năm, khối kinh tế chung ASEAN nổi lên như một đối trọng lớn nhất với đất nước đông dân nhất thế giới, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào

Câu trả lời bao hàm rất nhiều ý. Thứ nhất, ở Đông Nam Á, mỗi nước có một thế mạnh riêng và được định hướng cụ thể trong báo cáo kinh tế hàng năm. Cụ thể, Thái Lan đứng đầu về xuất khẩu phương tiện và phụ tùng oto, Philipines có ngành công nghiệp thuê ngoài rất phát triển, Indonesia tập trung phát triển về thủy sản, du lịch… riêng ở Việt Nam, việc có thể sản xuất đa dạng các ngành công nghiệp là một lợi thế to lớn, đồng thời địa hình đồng bằng rất phù hợp với việc lắp đặt các nhà máy công nghệ cao cũng như thích hợp cho việc vận chuyển. Nếu chỉ xét về mặt địa lý và trên phương tiện vận tải, Việt Nam là cánh cửa đi vào thị trường Đông Dương nói riêng và toàn châu Á nói chung. Đây cũng chính là nguyên nhân mà những năm chiến tranh trước đây, Việt Nam được rất nhiều cường quốc dòm ngó.

Nhà máy Intel tại Sài Gòn. Ảnh: AP

Nguyên nhân thứ hai là do nhân lực Việt Nam hiện nay đang đạt được chiều sâu, có trình độ cao, dễ đào tạo và chi phí thấp. Ngay bản thân Samsung cũng đã thừa nhận việc đào tạo kỹ sư người Việt làm được việc rất dễ, bởi thế mà hàng năm, hãng điện tử Hàn Quốc tuyển đến hàng ngàn kỹ sư từ các trường Đại Học trên toàn quốc. Ngoài Samsung, Nokia và Intel cũng đã cho nhân lực người Việt đi nước ngoài để được đào tạo thêm và quay về cống hiến cho tập đoàn. Một sự đánh đổi đáng giá, một hướng đi chiến lược của các đại gia công nghệ hàng đầu.

Ngay bản thân Samsung cũng đã thừa nhận việc đào tạo kỹ sư người Việt làm được việc rất dễ, bởi thế mà hàng năm, hãng điện tử Hàn Quốc tuyển đến hàng ngàn kỹ sư từ các trường Đại Học trên toàn quốc

Việc chính phủ, những cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn công nghệ lớn tiếp xúc với lực lượng lao động Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đang trở nên mạnh mẽ. Điều này góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân khi nước ta vẫn nằm trong những quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thuộc dạng cao của thế giới đồng thời đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và gia tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Mới đây, chính phủ cũng đã cấp phép cho Microsoft nhập toàn bộ dây chuyền sản xuất của Nokia tại Trung Quốc sang Việt Nam. Phải nói, các cơ quan có thẩm quyền đã tạo một cơ hội lớn cho các đại gia công nghệ toàn cầu cũng như cơ hội cho người lao động trong nước có được thu nhập cao hơn.

 

Những tập đoàn công nghệ đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam

(Techz.vn) Việt nam sẽ sớm trở thành “công xưởng” thế giới khi mà các tập đoàn công nghệ tích cực đẩy mạnh đầu từ vào thị trường trong nước. 5 cái tên dưới đây đang đứng đầu danh sách các tập đoàn, công ty công nghệ có tổng giá trị đầu tư cao nhất.