Đời sống

5 vĩ nhân tuổi Thân huyền thoại của Việt Nam: Có anh hùng dân tộc gây tiếng vang trên thế giới

5 vĩ nhân tuổi Thân huyền thoại của Việt Nam: Có anh hùng dân tộc gây tiếng vang trên thế giới

1. Nguyễn Trãi - Canh Thân (1380)

Nguyễn Trãi sinh, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.

Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi đất nước rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo với vai trò là mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, soạn thảo văn thư ngoại giao.

Năm 1442, do bị hàm oan, gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.

Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, nhà thơ, nhà địa lý, nhà ngoại giao. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo - bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài Nam Quốc sơn hà thời Lý; Quân trung từ mệnh tập - tập hợp văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

5-vi-nhan-tuoi-than-huyen-thoai-cua-viet-nam-co-anh-hung-dan-toc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi

Ở lĩnh vực địa lý, ông là tác giả bộ Dư địa chí, bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam. Ở lĩnh vực thơ phú, Nguyễn Trãi để lại rất nhiều tác phẩm như Ức Trai thi tập (tập thơ bằng chữ Hán, gồm 105 bài thơ), Quốc âm thi tập (tập thơ bằng chữ Nôm, gồm 254 bài thơ), Chí Linh sơn phú (bài phú bằng chữ Hán), Băng Hồ di sự lục (thiên tản văn bằng chữ Hán)…

Năm 1980, nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới, đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm một cách trang trọng tại Việt Nam và nhiều nước khác. 

2. Lương Thế Vinh - Canh Thân (1441)

Lương Thế Vinh sinh ra ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo (Vụ Bản, Nam Định). Hồi nhỏ, ông nổi tiếng khỏe mạnh, học một biết mười, nhưng nghịch ngợm cũng bằng mười chúng bạn. 

Lớn lên một chút, ông được bố mẹ gửi tới học với cụ Giải nguyên Lương Hay ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) và trở thành học trò giỏi của cụ. Năm 1463, ông tham dự khoa thi dưới thời vua Lê Thánh Tông và đỗ ngay trạng nguyên. 

5-vi-nhan-tuoi-than-huyen-thoai-cua-viet-nam-co-anh-hung-dan-toc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép năm đó có tới 4.400 người dự thi, lấy đỗ 44 người. Phấn khởi trước thắng lợi của khoa thi khi mình mới lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã ban lá cờ khoa, tự tay đề ba vị khoa khôi thành một bài thơ: Trạng nguyên Lương Thế Vinh/ Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh/ Thám hoa Quách Đình Bảo/ Thiên hạ cộng tri danh.

Sau khi đỗ đạt, Lương Thế Vinh ra làm quan 32 năm, nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Ông làm ở Viện hàn lâm, được thăng đến chức cao nhất trong viện. Ông thường khuyên vua chọn người hiền tài, đặt quan chức để "vì dân mà làm việc", nhà vua và triều đình phải "đồng tâm nhất thể"; đồng thời cũng khuyên vua xử tội các quan lại làm sai.

Lương Thế Vinh còn được vua giao soạn nhiều biểu sớ quan trọng liên quan đến ngoại giao với nhà Minh. Trong lần làm sứ nhà Thanh, Chu Hy phải thán phục tài năng tính toán của ông. Lần đó, Chu Hy yêu cầu quan trạng cân trọng lượng của một con voi rất to. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên.

Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục, nhưng tiếp tục đố Lương Thế Vinh đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ quyển sách. Vị quan nhà Lê trả lời rằng chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra. Sứ nhà Thanh khi đó đã phải thốt lên: Nước Nam quả có lắm người tài.

Ngoài việc triều chính, Lương Thế Vinh tham gia dạy học ở Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán và Tú Lâm cục - những trường cao cấp đào tạo nhân tài cho đất nước thời bấy giờ.

Từ nhỏ ông đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu và sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim. Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa thi Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông. Ông là nhà toán học, phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.

3. Đào Duy Từ - Nhâm Thân (1572)

Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoa, Đại Việt. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ ông tên là Vũ Kim Chi. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều. 

5-vi-nhan-tuoi-than-huyen-thoai-cua-viet-nam-co-anh-hung-dan-toc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi

Tranh vẽ cảnh Đào Duy Từ bày mưu kế cho chúa Nguyễn

Ông là nhà quân sự, nhà yêu nước lớn, một danh nhân thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông có công lớn giúp chúa Nguyễn giữ vững cơ nghiệp ở Đàng trong. Ông là người đề xuất với chúa Nguyễn cho đắp lũy Trường Dục (Quảng Bình) và một lũy khác từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đào Mậu thuộc Đồng Hới. Đây là 2 công trình phòng thủ ngăn chặn hiệu quả các cuộc xâm lấn của quân Trịnh. Vì vậy ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu.

4. Nguyễn Tri Phương - Canh Thân (1800)

Nguyễn Tri Phương, tên thật là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên. Ông là sinh ra ở làng Đường Long, Trí Long, thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên - Huế ngày nay. Xuất thân trong gia đình bình dân nhưng ông nổi tiếng thông minh khi học ba thầy mà thầy nào cũng “hết chữ”. Ông ham đọc sách và học võ, nghiên cứu binh thư.

5-vi-nhan-tuoi-than-huyen-thoai-cua-viet-nam-co-anh-hung-dan-toc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi

Ông được công nhận là một dũng tướng lặn lội đánh trận khắp ba miền đất nước Bắc, Trung, Nam… Tuy nhiên, tên tuổi, tài năng và nghệ thuật quân sự của ông chỉ thực sự được khẳng định và lưu danh thiên cổ nhờ cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha từ năm 1858-1860 trên mặt trận Đà Nẵng. 

TS Sử học Nguyễn Hữu Tâm, nguyên Giám đốc Thư viện Viện Sử học cho biết: “Nếu như các viên đại thần, viên quan đại thần của triều hầu hết đều xuất thân từ gia đình khoa bảng hoặc gia đình quyền quý thì Nguyễn Tri Phương lại xuất thân trong gia đình nông dân làm ruộng, là trường hợp khá đặc biệt trong lịch sử”.

Dù không phải thành đạt theo con đường khoa cử, nhưng với tài năng của mình Nguyễn Tri Phương đã làm nên sự nghiệp, trở thành một vị đại danh thần của triều Nguyễn. 20 tuổi Nguyễn Tri Phương đăng ký làm thư lại ở huyện Phong Điền. Với sự thông minh xuất chúng của mình, ông được chuyển đến Bộ Hộ của triều đình Huế. 

Hết thời vua Minh Mạng, sang thời vua Triệu Trị, Nguyễn Tri Phương tiếp tục được đề bạt trở thành người đứng đầu nhiều địa phương Nam kỳ, Trung Kỳ và trong triều đình, ông đã được thăng chức tới hàm Thượng thư Bộ công. Làm quan dưới ba triều vua, Nguyễn Tri Phương không chỉ là một vị quan có uy có thế mà ông còn được giao trọng trách điều binh khiển tướng trong nhiều trận đánh. 

Trong 53 năm làm quan, ông chỉ huy quân sĩ tác chiến 6 lần. Trong đó có 5 lần ông đều giữ chức Tổng đốc quân vụ (nghĩa là Tổng chỉ huy mặt trận). Nhưng đối với ông, có lẽ ba lần cầm quân oanh liệt nhất đó là các lần cầm quân chống thực dân Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định và giữ Thành Hà Nội. 

Đặc biệt dưới thời vua Tự Đức, Nguyễn Tri Phương rất được trọng dụng và tin tưởng. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và địa điểm tấn công đầu tiên là bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng thì ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp.

5. Phan Châu Trinh - Nhâm Thân (1872)

Nhà yêu nước Phan Châu Trinh hiệu Tây Hồ, tại làng Tây Lộc, H.Hà Đông (nay thuộc thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, H.Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Năm 1900, Phan Châu Trinh thi đỗ cử nhân, một năm sau đỗ Phó bảng nhưng phải trở về quê lo đám tang anh ruột và ở lại quê nhà dạy học.

5-vi-nhan-tuoi-than-huyen-thoai-cua-viet-nam-co-anh-hung-dan-toc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi

Năm 1903, Phan Châu Trinh được bổ nhiệm Thừa biện Bộ lễ. Năm 1904 ông đã từ quan trở về quê, tại làng Thạnh Bình (H.Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) gặp Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu để bàn việc cứu nước.

Năm 1908, phong trào đòi giảm sưu thuế nổ ra khắp Trung kỳ, Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bắt giam và đày ra Côn Đảo. Ngày 24/3/1926, cụ từ trần. Đám tang và lễ truy điệu cụ Phan trở thành cuộc vận động ái quốc rộng lớn.

Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.

 

7 danh nhân tuổi Tý lừng lẫy Việt Nam: Có danh tướng nổi tiếng dưới thời vua Lê Thái Tổ

Theo tử vi phương Đông, trong 12 con giáp, chuột được chọn là con vật tiên phong, dẫn đầu, bởi vậy những người thuộc tuổi này thường có tài năng lãnh đạo, quản lý rất tốt. Có lẽ vì thế lịch sử Việt có rất nhiều danh nhân tuổi Tý thành lừng lẫy, trong đó điển hình nhất phải kể đến danh tướng Nguyễn Xí.