Đời sống

5 danh nhân tuổi Sửu nổi tiếng của Việt Nam: Có 2 vị vua với những chiến công vang danh mãi ngàn năm

5 danh nhân tuổi Sửu nổi tiếng của Việt Nam: Có 2 vị vua với những chiến công vang danh mãi ngàn năm

1. Vua Lê Đại Hành - Tân Sửu (941-1005)

Vua Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, người Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Sớm mồ côi cha mẹ, ông được người họ Lê ở làng Mía (nay thuộc xã Xuân Tân, Thọ Xuân) nhận làm con nuôi. Khi đó, người này đã nhận xét Lê Hoàn “Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được”.

5-danh-nhan-tuoi-suu-noi-tieng-viet-nam-co-2-vi-vua-voi-nhung-chien-cong-vang-danh-mai-ngan-nam

Đến tuổi trưởng thành, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt vương Đinh Liễn. Tính tình phóng khoáng lại có chí lớn, ông được Đinh Bộ Lĩnh khen là "người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản một nghìn quân sĩ".

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tức Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Đến năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Lúc này, Lê Hoàn được làm Thập đạo tướng quân.

Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi. Theo Lịch sử Việt Nam, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được cử làm nhiếp chính đảm đương việc nước, xưng là Phó Vương và trực tiếp dẹp tan những lực lượng chống đối trong nội bộ triều đình.

Dẹp được hiểm họa nội bộ nhưng đất nước lại đứng trước họa xâm lăng mới từ phương Bắc. Tháng 6/980, Tri Ung Châu của nhà Tống là Hầu Nhân Bảo dâng thư khuyên vua Tống lựa thời cơ nước Nam đang rối ren, vua còn nhỏ, đem quân chinh phạt. Vua Tống nghe theo. Trước tình hình đó, Lê Hoàn được quân sĩ và Dương Thái hậu đồng tình tôn lên ngôi vua thay Đinh Toàn. Đến tháng 7/980, Lê Hoàn lên ngôi vua, tức vua Lê Đại Hành, mở đầu vương triều Tiền Lê.

Bên cạnh đó, Lê Hoàn cũng là người coi trọng phát triển nông nghiệp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 987, vua tổ chức hội cày tịch điền và đích thân cày ruộng để làm gương, khuyến khích nhân dân chăm lo trồng cấy, chấn hưng nông nghiệp. Đây là lễ cày tịch điền đầu tiên ở nước ta. Lễ cày tịch điền về sau được vua Minh Mạng (nhà Nguyễn) xếp vào hạng đại lễ của triều đình.

2. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải - Tân Sửu (1241-1294)

Trần Quang Khải là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị (con gái trưởng Lý Huệ Tông). Ông là nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. 

Dưới triều vua Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh Đại vương. Năm 1274, ông được giao giữ chức Tướng quốc Thái úy. Năm 1282, dưới triều vua Trần Nhân Tông, ông được phong làm Thượng tướng Thái sư, người đứng đầu triều nắm giữ binh quyền văn võ Đại Việt.

5-danh-nhan-tuoi-suu-noi-tieng-viet-nam-co-2-vi-vua-voi-nhung-chien-cong-vang-danh-mai-ngan-nam

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt của Đại Việt, chỉ sau Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. 

Ông lập nhiều công lớn trên chiến trường: Đánh Toa Đô, Ô Mã Nhi, đánh tan giặc ở Chương Dương (1285) và góp nhiều công sức trong cuộc đại phá quân Nguyên trên sông Bạch Đằng (1288).

Không chỉ là dũng tướng thao lược, Thái sư Trần  Quang Khải còn là một người tâm hồn khoáng đạt. Sau cuộc “bình Nguyên” lần 2 (tháng 6/1285), trước cảnh tướng giặc Toa Đô bị giết, Trấn Nam vương Thoát Hoan phải chui ống đồng trốn về phương Bắc, trong chuyến hộ giá vua về kinh đô Thăng Long, cảm kích trước chiến thắng hào hùng của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" bất hủ.

Cuộc đời của Trần Quang Khải như hồ nước xanh thẳm và tĩnh lặng vì bản thân ông là người học rộng, tài cao và không thấy cần sự bon chen vị trí cao thấp trong chốn quan trường. Đó là điều để các vua nhà Trần sử dụng ông, phát huy hết khả năng của ông trong cả trị quốc lẫn bảo vệ đất nước.

3. Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn - Kỷ Sửu (1289-1370)

Nguyễn Trung Ngạn là người làng Thổ Hoàng, tổng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu (nay là thôn Hoàng Cả, thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Năm 16 tuổi, ông đỗ Hoàng giáp cùng khoa thi với Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

Ông là đại thần trải qua nhiều đời vua Trần: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông (từ năm 1293-1369); là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, nhà thơ, nhà lập pháp, có tài kinh bang tế thế.

5-danh-nhan-tuoi-suu-noi-tieng-viet-nam-co-2-vi-vua-voi-nhung-chien-cong-vang-danh-mai-ngan-nam

Năm 1334, ông được vua Trần gọi về kinh và giao chức Đại doãn Kinh sư, tức đứng đầu kinh thành Thăng Long; về sau làm quan đến chức Tể tướng và được coi là 1 trong 10 “Người phò tá có công lao tài đức” đời Trần.

Nguyễn Trung Ngạn còn cùng với Trương Hán Siêu biên soạn hai bộ luật “Hình triều đại điển” và “Hình thư” của nhà Trần. Không chỉ thế, ông còn để lại cho hậu thế tập thơ chữ Hán “Giới Hiên thi tập”, gồm 83 bài mà trong Lịch triều Hiến chương loại chí, Phan Huy Chú ca ngợi: “Lời thơ hào mại, phóng khoáng, có khí phách và cốt cách Đỗ Lăng (Đỗ Phủ)”.

4. Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán - Ất Sửu (1325-1390)

Trần Nguyên Đán quê ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định), danh sĩ nổi tiếng đời Trần.

Vốn dòng tôn thất, lại thông minh đức độ nên Trần Nguyên Đán được bổ làm quan từ khi còn trẻ. Dưới đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), ông được bổ làm Ngự sử đại phu, chức quan chuyên làm việc can gián những việc sai trái của vua và quần thần.

Năm 1371, Trần Nguyên Đán cáo quan về ở ẩn do vua không màng đến mỗi khi ông can gián. Ít tháng sau, ông lại phò giúp vua Trần Nghệ Tông gây dựng lại cơ nghiệp nhà Trần; được vua phong chức Tư đồ phụ chính.

5-danh-nhan-tuoi-suu-noi-tieng-viet-nam-co-2-vi-vua-voi-nhung-chien-cong-vang-danh-mai-ngan-nam

Ông sống vào lúc triều Trần đi vào buổi suy vi nên mang trong mình rất nhiều tâm sự. Năm 1385 ông về Côn Sơn ở ẩn và mất năm 1390. Trần Nguyên Đán được coi là viên quan cột trụ của nhà Trần vào cuối thế kỷ XIV.

5. Vua Lê Thái Tổ - Ất Sửu (1385-1433)

Lê Thái Tổ (tên thật Lê Lợi) sinh ra tại làng Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trưởng thành trong lúc đất nước rên xiết dưới ách cai trị của nhà Minh, Lê Lợi nuôi chí khởi binh giành lại giang sơn.

5-danh-nhan-tuoi-suu-noi-tieng-viet-nam-co-2-vi-vua-voi-nhung-chien-cong-vang-danh-mai-ngan-nam

Đầu năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa chống nhà Minh, xưng là Bình Định Vương. Đất Lam Sơn là nơi tụ nghĩa, quây quần anh hùng hào kiệt bàn mưu đánh giặc. Sau 10 năm “nếm mật, nằm gai”, chiến đấu gian khổ (1418-1427), quân dân ta đại thắng, buộc quân Minh phải rút về nước.

Năm 1428, Bình Định Vương sai Nguyễn Trãi soạn “Bình Ngô đại cáo” để nói cho dân chúng biết cuộc kháng Minh đã thành công. Lê Lợi lên ngôi, hiệu là Thái Tổ Cao Hoàng đế, còn gọi là Lê Thái Tổ, khôi phục nước Đại Việt, lập nhà Hậu Lê.

Lê Thái Tổ bắt tay vào việc thiết lập chính quyền, chấn hưng kinh tế, giáo dục, đặt ra luật pháp, lễ nhạc,... mở ra một kỷ nguyên thịnh trị cho nước  Đại Việt.

 

5 danh tướng lẫy lừng lịch sử Việt Nam, được cả thế giới ghi nhận: Có 1 vị tướng chưa từng bại trận

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã ‘sản sinh’ ra nhiều vị tướng giỏi giang, nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới. Điển hình nhất là Quang Trung, một vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc, nhà cai trị tài ba, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.