Android cần bao nhiêu RAM để không giật lag? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ!
Nhiều người thường cho rằng chỉ số RAM càng cao thì máy càng mạnh, tức 12GB RAM trên điện thoại thì mạnh hơn 8GB RAM so với máy tính. Nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Để hiểu giải quyết được bài toán này, bạn phải hiểu được cơ chế hoạt động RAM trên điện thoại và máy tính khác nhau như thế nào. Trên điện thoại, Android ưu tiên sử dụng tối đa bộ nhớ RAM, vì hệ thống coi bộ nhớ trống là một dạng lãng phí tài nguyên. Thiết bị sẽ sử dụng toàn bộ nhớ RAM khả dụng để giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, bằng cách sử dụng cho việc lưu trữ bộ nhớ đệm và dữ liệu của ứng dụng hay dùng gần đây. Chính vì thế, RAM có thể sẽ hiển thị đầy tuy rằng người dùng không mở nhiều ứng dụng, điều này giúp cho trải nghiệm phản hồi của ứng dụng được tối ưu.
Khi bộ nhớ RAM bị đầy, hệ thống sẽ nén các bộ nhớ ít sử dụng vào zRAM (một phần RAM được tách riêng cho việc nén dữ liệu) nhằm giải phóng dung lượng. Trong tường hợp cả RAM vật lý và zRAM không đủ, hệ thống sẽ tự động tắt các ứng dụng nền ít quan trọng để giải phóng thêm bộ nhớ RAM. Trên thực tế sử dụng, đối với nhu cầu sử dụng cơ bản như lướt web, facebook, nhắn tin thì 8GB có lẽ là vừa đủ cho một thiết bị di động, nếu bạn có nhu cầu chơi nhiều game có đồ họa cao, xử lý tác vụ AI, hay render video/hình ảnh - 12GB RAM là mức dung lượng hợp lý cho hầu hết nhu cầu hiện nay. Những thiết bị có RAM cao hơn mức này có thể chưa thực sự cần thiết ở thời điểm hiện tại, dù trong tương lai có thể sẽ phát huy lợi thế khi các ứng dụng ngày càng đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn.
Tóm lại, tùy vào nhu cầu và mục đích người dùng để chọn cho mình một mức RAM hợp lý, tránh phung phí quá nhiều tiền bạc để đổi lấy phần cứng mà bạn chưa bao giờ cần sử dụng đến. Số tiền này, bạn có thể đầu tư một chiếc ốp lưng xịn sò hay các phụ kiện di động cần thiết hằng ngày như sạc dự phòng, củ sạc nhanh.