Giá xăng dầu hôm nay 9/7: Sau chuỗi ngày giảm liên tục, trong nước bắt đầu vọt tăng từ chiều mai
(Techz.vn) - Cập nhật giá xăng dầu mới nhất hôm nay 9/7 và dự báo giá xăng dầu ngày mai: Tăng sau chuỗi ngày giảm "hết hồn".
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 9/7
Giá xăng dầu trưa hôm nay 9/7 vừa được quyết định trong phiên giao dịch gần nhất như sau:
Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 1.210 đồng, xuống 19.900 đồng một lít.
E5 RON 92 cũng hạ 1.090 đồng, còn 19.440 đồng. Sau điều chỉnh, giá xăng bán lẻ trong nước về ngang mức đầu tháng 6.
Dầu diesel bớt 940 đồng, xuống 18.400 đồng mỗi lít.
Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá mới 18.130 và 15.800 đồng.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay được Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định trong phiên điều hành giá chiều thứ Năm tuần trước. Theo đó, tất cả các loại mặt hàng đều giảm từ giảm 930-1.210 đồng/lít.
Kỳ điều chỉnh giá tiếp theo sẽ diễn ra vào chiều ngày mai 10/7. Theo mô hình dự báo giá xăng dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), giá xăng có thể đảo chiều tăng trong kỳ điều hành ngày 10/7. Cụ thể, xăng E5 RON 92 có thể tăng 119 đồng lên mức 19.559 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể tăng 24 đồng lên mức 19.924 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel kỳ này có thể tăng 423 đồng lên mức 18.823 đồng/lít, dầu hỏa có thể tăng 218 đồng lên mức 18.348 đồng/lít. Chỉ riêng dầu mazut được dự báo giảm về mức 15.501 đồng/kg.
Ngàoi ra, VPI cũng dự báo Liên bộ Tài chính - Công Thương kỳ này sẽ tiếp tục không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 9/7
Theo cập nhật trưa hôm nay trên Oliprice, giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 9/7 diễn biến như sau:
Giá dầu WTI ở mốc 68,21 USD/thùng, tăng 0,18% (tương đương tăng 0,12 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 70,04 USD/thùng, giảm 016% (tương đương giảm 0,11 USD/thùng).
Giá xăng dầu thế giới ngày 9/7
Giá dầu thế giới ngày 9/7 lại tiếp tục giảm. Nguyên nhân là do Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 50% đối với mặt hàng đồng - kim loại có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp chiến lược như quốc phòng, sản xuất xe điện và năng lượng.
Bên cạnh đó, tình hình an ninh hàng hải tại Biển Đỏ tiếp tục diễn biến phức tạp khi 3 thủy thủ thiệt mạng ngoài khơi Yemen trong một vụ tấn công bằng máy bay không người lái và tàu cao tốc. Điều này đã buộc nhiều tàu chở dầu, khí đốt và hàng hóa năng lượng khác phải thay đổi lộ trình, kéo theo chi phí vận chuyển tăng cao và tạo thêm sức ép lên thị trường năng lượng toàn cầu.