Giải quyết gánh nặng chi phí và khó khăn trong thiết kế kiến trúc phù hợp khi mở rộng hạ tầng công nghệ tự động
Khi vận hành doanh nghiệp trong một thị trường số sôi động như hiện nay, việc cân bằng giữa các yếu tố đổi mới, hoạt động ổn định và an ninh mạng sẽ giúp doanh nghiệp hướng đến mục tiêu dẫn đầu. Yêu cầu này cho thấy vai trò quan trọng của hạ tầng công nghệ - có vai trò xương sống cho hoạt động doanh nghiệp.
Các ứng dụng được xây dựng và chạy trên cơ sở hạ tầng IT mạnh mẽ sẽ đảm bảo các công việc trong doanh nghiệp được diễn ra trơn tru, khách hàng của doanh nghiệp luôn có được trải nghiệm ổn định trên môi trường số.
Vì vậy thiết kế một hạ tầng công nghệ đáp ứng được các nhu cầu thay đổi là rất quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Các tình huống hệ thống cần mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng (của chính doanh nghiệp, của khách hàng) cho thấy tầm quan trọng của kiến trúc vật lý mạnh mẽ. Bởi vì nhu cầu luôn luôn thay đổi, sẽ luôn cần sự chuẩn bị sẵn sàng. Khi các doanh nghiệp tăng trưởng và nhu cầu công nghệ của họ tăng lên, hạ tầng công nghệ cần được thiết kế để xử lý truy cập tăng, đảm bảo tính sẵn sàng cao và duy trì khả năng phục hồi trước các sự cố.
Cốt lõi của bất kỳ hệ thống nào có khả năng mở rộng là kiến trúc vật lý của hệ thống đó. Thiết kế của các thành phần bên trong sẽ quyết định khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn, xử lý hiệu quả các yêu cầu gửi đến và khả năng phục hồi sau sự cố mà không gây ra downtime (thời gian ngừng hoạt động) đáng kể cho hệ thống.
Mở rộng vật lý đòi hỏi một kiến trúc hệ thống tốt, kiến trúc hệ thống phải được thiết kế ngay từ đầu để có thể chia nhỏ (modularization) các thành phần như database, backend service, frontend, message queue, v.v. Từ đó giúp mỗi thành phần có thể chạy độc lập trên các máy chủ khác nhau, tránh phụ thuộc vào nhau.
Trong khi đó, việc chia nhỏ thành phần để chạy độc lập đem lại scalability cao (khả năng mở rộng). Khi một dịch vụ cụ thể bị quá tải, chỉ cần scale riêng dịch vụ đó thay vì scale toàn bộ hệ thống. Việc chia nhỏ các thành phần cũng giúp dễ theo dõi, bảo trì, cập nhật hoặc xử lý lỗi từng phần.
Tuy nhiên, thiết kế để mở rộng này đòi hỏi chi phí lớn và triển khai không hề dễ dàng. Doanh nghiệp sẽ cần nhiều máy chủ hơn, kéo theo các chi phí vận hành, bảo trì, thuê chỗ đặt server (on-premise hoặc cloud), đòi hỏi một khoản chi phí đầu tư không hề nhỏ để đảm bảo khả năng thiết kế này. Cùng với đó việc chia nhỏ hệ thống và đảm bảo các thành phần giao tiếp ổn định với nhau đòi hỏi kiến thức vững về kiến trúc hệ thống, DevOps, bảo mật và mạng. Doanh nghiệp sẽ cần một đội ngũ nhân lực kỹ thuật chất lượng, bao gồm tuyển mới hoặc tuyển thêm. Xử lý dạng chia nhỏ từng phần cũng làm tăng độ phức tạp khi vận hành hạ tầng hệ thống. Nhân sự kỹ thuật sẽ phải xử lý nhiều vấn đề như giao tiếp giữa các dịch vụ, đồng bộ dữ liệu, cân bằng tải, giám sát, phân quyền…
Việc mở rộng vật lý là cần thiết khi doanh nghiệp phát triển, nhưng nó không đơn giản và tốn kém, đòi hỏi đầu tư về cả kiến trúc kỹ thuật và tài chính. Đây là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp chọn cách mở rộng theo chiều ngang trong cloud (scale theo nhu cầu), rồi chuyển dần sang microservices khi cần.
Triển khai với Bizfly Cloud Server, việc mở rộng sẽ được thực hiện đơn giản hơn rất nhiều. Về bản chất, hệ thống của nhà cung cấp cloud đã được thiết kế ngay từ đầu để luôn sẵn sàng cho nhu cầu mở rộng. Với các cụm máy chủ công suất lớn được kết nối với nhau, khi có yêu cầu, hệ thống sẽ tự động xác định các tài nguyên đang khả dụng để phân bổ cho các công việc đang có nhu cầu đó. Doanh nghiệp không cần mua thêm server vật lý mà chỉ chi trả theo mức dùng (pay-as-you-go). Việc triển khai đa vùng, nhiều cụm máy chủ cũng tăng độ sẵn sàng (HA) cho hệ thống doanh nghiệp..
Khi sử dụng dịch vụ cloud, doanh nghiệp sẽ thao tác trên giao diện điều khiển dạng web, thực hiện tăng giảm chi cần lựa chọn số lượng máy chủ và cấu hình đáp ứng tại thời điểm đó và sau đó giảm xuống khi nhu cầu đã qua. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần tính toán số lượng và cấu hình máy chủ trong các tình huống cần mở rộng.
Trong trường hợp nhu cầu tăng đột ngột (website/ứng dụng có quá nhiều người truy cập cùng một thời điểm để đặt lịch, đặt chuyến, mua vé,…), hạ tầng Bizfly Cloud có thể scale gần như tức thì (từ vài giây đến vài phút) khi kích hoạt Bizfly Auto Scaling. Auto Scaling phản ứng linh hoạt theo nhu cầu tài nguyên thực tế, tự động tăng khi yêu cầu tài nguyên tăng, tự động giảm khi yêu cầu tài nguyên giảm. Không cần dự đoán trước chính xác nhu cầu, không cần giám sát từng giờ để xác định khi nào cần điều chỉnh tài nguyên cung cấp cho hệ thống hạ tầng. Tính năng này cũng giúp tối ưu chi phí sử dụng cloud, nhờ tăng giảm theo sát nhu cầu tại mỗi thời điểm nên sẽ không gặp tình trạng dư thừa tài nguyên không dùng đến. Ví dụ: Khi ít tải (ban đêm, cuối tuần…) hệ thống tự giảm tài nguyên để tiết kiệm chi phí. Bizfly Auto Scaling là tính năng được Bizfly Cloud cung cấp miễn phí.
Các dịch vụ cloud Kubernetes, Load Balancer, Database, S3 cũng được Bizfly Cloud cung cấp sẵn, dễ quản lý, với hệ tính năng và các chuẩn tích hợp quốc tế, giúp đơn giản hóa hoàn toàn việc quản lý hạ tầng phức tạp.
Độc giả quan tâm có thể đăng ký trải nghiệm và nhận ngay ƯU ĐÃI tới 45% chi phí sử dụng Bizfly Cloud Server, Bizfly Cloud VPS, Auto Scaling, Kubernetes Engine, Cloud Database, Load Balancer tại: https://bizflycloud.vn/cloud-server