Nhịp sống số

Lý do không nên cài bảo mật điện thoại bằng vân tay, thay đổi ngay để đảm bảo an toàn

Lý do không nên cài bảo mật điện thoại bằng vân tay, thay đổi ngay để đảm bảo an toàn

Mở khóa điện thoại bằng vân tay giúp bạn tiết kiệm thời gian và thao tác dễ dàng trên màn hình. Tuy nhiên, việc cài bảo mật điện thoại bằng vân tay chưa chắc đã an toàn như bạn vẫn nghĩ.

Công nghệ vân tay đã trở nên phổ biến trên các smartphone trong suốt thời gian qua. Hiện nay, bên cạnh tính năng mở khóa bằng khuôn mặt trên các điện thoại cao cấp, đa số điện thoại đều hỗ trợ tính năng mở khóa bằng vân tay. Việc này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và thao tác dễ dàng khi đang di chuyển.

van-tay-1-1713004524.jpg
 

Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng bảo mật bằng vân tay sẽ đảm bảo an toàn vì vân tay của mỗi người là duy nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc mở khóa bằng vân tay không đảm bảo an toàn tuyệt đối như bảo mật bằng số.

Ví dụ, khi bạn đang ngủ, người bên cạnh muốn mở điện thoại của bạn bằng dấu vân tay rất dễ dàng mà không cần bạn thức dậy. Hoặc đơn giản là bạn chia sẻ mật khẩu với nhiều người, cho họ nhập dấu vân tay để mở khóa điện thoại của bạn dễ dàng hơn.

van-tay-3-1713004524.jpg
 

Trong trường hợp điện thoại của bạn bị mất trộm, kẻ gian cũng có thể sử dụng băng dính để lấy dấu vân tay từ điện thoại. Tuy nhiên, nếu bạn vừa cài bảo mật vân tay kết hợp với bảo mật số thì sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

van-tay-2-1713004524.jpg
 

Một số mẹo chọn mật khẩu dễ nhớ mà vẫn đảm bảo mức độ an toàn cao, không dễ bị lộ:

  • Có ít nhất 10 ký tự
  • Không chứa các từ dễ được tìm thấy trong từ điển
  • Có chứa cả chữ in hoa lẫn in thường
  • Bao gồm ít nhất một chữ số và một ký tự đặc biệt
  • Tuyệt đối không cài đặt các mật khẩu liên quan đến thông tin cá nhân như ngày sinh nhật, số điện thoại, tên vợ/chồng/người yêu, tên thú cưng, ngày kỷ niệm hoặc địa chỉ nhà.