Giải trí

Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Việt Hương: Được cưng chiều hết mực như con gái

Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Việt Hương: Được cưng chiều hết mực như con gái

Vào tháng 4/2021 Việt Hương đã viết đôi lời tiễn biệt mẹ chồng Con chào mẹ. Cảm ơn mẹ đã yêu con như con gái". Chỉ vài dòng viết ngắn ngủi đã phần nào cho thấy được mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Việt Hương. Cô là một con người giản dị và cũng rất hiểu chuyện nên có mối quan hệ tốt đẹp với nhà chồng.

Lúc còn sống Việt Hương thường xuyên về thăm mẹ chồng và được bà cưng chiều hết mực như con gái. "Mỗi lần đoàn tụ, cả nhà lại được thưởng thức món bún thang truyền thống của gia đình do mẹ nấu. Giờ con cháu vẫn giữ được truyền thống này và 'không đâu có món bún thang như ở nhà'", Việt Hương cho hay.

Trước đó vài năm nhạc sĩ Hoài Phương đã về Việt Nam vì mẹ gặp vấn đề về sức khỏe. Hai vợ chồng Việt Hương đã gửi con cho người quen để tiện đường chăm sóc. Sau đó cả hai đưa ra quyết định về Việt Nam định cư và đưa cả con gái về cùng. Nhạc sĩ Hoài Phương cho hay: "Một trong những lý do tôi đi tới quyết định này là vì muốn về gần mẹ hơn trong những ngày cuối đời của mẹ".

Kết hôn cùng Hoài Phương vào năm 2006, cả hai đã có một lễ cưới ấm cúng tại Mỹ sau đó tổ chức tiệc tại Việt Nam có sự tham gia của hai bên gia đình. Xa nhau thường xuyên, cả nhà cố gắng giữ liên lạc thông qua điện thoại, sau này là gọi video. "Hàng ngày, chúng tôi liên lạc mỗi buổi sáng và tối giúp gia đình có thể nói chuyện, nhìn thấy nhau. Hai vợ chồng thường trao đổi về con cái, công việc, các vấn đề xoay quanh cuộc sống. Cả hai thường xuyên tham khảo ý kiến nhau về những dự án nghệ thuật", Hoài Phương cho hay.

Thời gian qua Việt Hương ngày càng phát triển về mặt nghệ thuật, song song với đó cô cũng phát triển dự án kinh doanh mỹ phẩm riêng và có những thành công nhất định. Thời điểm dịch bệnh Covid bùng phát, vợ chồng Việt Hương luôn cố gắng giúp đỡ bà con và phân phát lương thực. Cả hai được người dân và khán giả yêu quý nhờ những hành động thiện nguyện của mình.

 

Cây gỗ có thể trị giá tới 9000 tỷ đồng nhưng lại không ai dám trồng vì lý do đặc biệt?

Với giá trị kinh tế cao nhưng lại có lý do đặc biệt để khiến người khác không dám trồng, đó là gì?