Đời sống

Nữ sĩ đẹp diễm lệ thời Lê Trung Hưng, đố câu khiến 4 người giỏi văn nhất thành Thăng Long chịu thua

Nữ sĩ đẹp diễm lệ thời Lê Trung Hưng, đố câu khiến 4 người giỏi văn nhất thành Thăng Long chịu thua

Bà Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) hiệu là ‘Hồng Hà nữ sĩ’ quê ở làng Giai Phạm (sau đổi thành Hiến Phạm), huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), là 1 trong những nữ sĩ nổi tiếng nhất của Việt Nam thời Lê Trung Hưng. Bà không chỉ có tài văn chương xuất sắc mà bà còn nổi tiếng khi có nhan sắc thuộc hàng đẹp nhất thời bấy giờ.

Thông minh, xinh đẹp, chăm học có tài văn chương, nên khi 16 tuổi bà đã được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi. Kể từ đó, bà sống ở nhà cha nuôi tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long. Cũng nhờ vậy, bà Đoàn Thị Điểm có điều kiện tiếp xúc nhiều sách vở, văn thơ, trình độ ngày càng cao. Thấy bà thông minh, ông định tiến vào cung phủ chúa Trịnh nhưng bà không chịu, liền xin cha nuôi cho trở về cùng anh theo cha tới trường học ở làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An (nay thuộc TP Hải Phòng).

doan-thi-diem-01-168572162564390447043

Ảnh minh họa.

Năm 25 tuổi thì cha bà Đoàn Thị Điểm mất, bà cùng mẹ và gia đình anh trai dời đến sống ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Khi đó bà đã viết tập sách Truyền kỳ tân phả. Tác phẩm Truyền kỳ tân phả là một tập truyện dân gian viết bằng Hán văn gồm có 6 truyện: Hải khẩu Linh Từ (Nữ thần chế thắng); Vân Cát thần nữ (Liễu Hạnh công chúa); An ấp liệt nữ (Phan Thị vợ thứ của Đinh Nho Hoàn); Bích Câu kỳ ngộ; Hoành sơn tiên cục; Nghĩa khuyển khuất miêu. Tác phẩm này được biên soạn rất công phu, nội dung viết về những người phụ nữ tài giỏi và tiết liệt. Từ đó, tiếng tăm của bà vang xa, nhiều người đến xin được diện kiến, làm quen thế nhưng bà đều từ chối.

Có 1 lần, nghe danh Đoàn Thị Điểm, ‘Trường An tứ hổ’ – 4 người giỏi văn nhất kinh thành cùng những thầy nho có tiếng ở thành Thăng Long đã đến xin yết kiến vị nữ sĩ nổi danh. Bà không ra gặp mà chỉ sai cháu gái bưng ra 1 lá trầu đề dòng chữ : Đình tiền, thiếu nữ khuyến tân lang. Ngay sau khi nhận được câu đố, tất cả các danh sĩ này mặt đăm đăm tư lự rồi nói : ‘Xin đa tạ chủ nhân, bọn chúng tôi xin được về học thêm, không dám phiền chủ nhân thừa tiếp nữa’.

Khi ra về, Vũ Diễm – 1 trong Trường An tứ hổ đã giải thích cho các nho sinh cùng nghe : ‘Câu thách đố này của Hồng Hà nữ sĩ, tài tình mà lắt léo lắm đấy, các bác ạ! Cô ta dùng tiếng đồng âm đấy mà. Thiếu nữ là cô gái trẻ và cũng là làn gió nhẹ. Tân lang là chàng rể mới, nhưng cũng là cây cau. Thành ra câu văn ấy muốn hiểu rằng gió nhẹ vờn cây cau hay cô gái mừng chàng rể mới đều đúng cả. Nếu hấp tấp đối theo một nghĩa thì chẳng bõ mua cười. Bọn chúng tôi đành thoái là vì như vậy đó’.

c491oan-thi-diem

Ảnh minh họa.

Là người tài sắc vẹn toàn, có nhiều người đã đến cầu thân nhưng bà đều từ chối. Năm 1742, bà Đoàn Thị Điểm lấy chồng tên Nguyễn Kiều là tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Lấy Nguyễn Kiều, bà Đoàn Thị Điểm đã có những ngày hạnh phúc, vợ chồng tâm đầu ý hợp, thường xuyên xướng họa với nhau. Tuy nhiên, cưới chưa tròn tháng, Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc ba năm. Phải chịu cảnh ly biệt, bà Đoàn Thị Điểm buồn rầu thương nhớ chồng nơi đất khách. Năm 1745 Nguyễn Kiều đi sứ thành công, về nước và được vua khen thưởng. Ít lâu sau, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An, Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng đến Nghệ An và ngày 11 tháng 9 (âm Lịch) năm 1748 Đoàn Thị Điểm đã mất tại Nghệ An.

Bà Đoàn Thị Điểm được nhớ đến với loạt tác phẩm nổi tiếng, hiện nay tên của bà được đặt cho nhiều trường học và đường mang tên Đoàn Thị Điểm.

 

Vị mưu sĩ tài ba có ‘nước cờ Tam Điệp’ quét sạch 29 vạn quân Thanh, được đặt tên cho nhiều con đường

Dù là 1 danh sĩ tài giỏi, xuất sắc của vua Quang Trung song vị danh sĩ này lại chết 1 cách tức tưởi bởi đòn roi. Tên của ông được đặt cho nhiều đường, trường học ở khắp các tỉnh Việt Nam.