Đời sống

Họa sĩ đình đám trong ‘tứ kiệt’ của hội họa VN: ‘Cha đẻ’ bức tranh xuất hiện ở nhiều gia đình Việt

Họa sĩ đình đám trong ‘tứ kiệt’ của hội họa VN: ‘Cha đẻ’ bức tranh xuất hiện ở nhiều gia đình Việt

Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1908 – 1954) thuộc lớp sinh viên đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1926 - 1931). Ông được mệnh danh là “Họa sĩ của thiếu nữ và hoa” với những tác phẩm nổi tiếng, trong đó có bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.

a13

Có lẽ ở Việt Nam, người không mấy quan tâm đến hội họa cũng biết đến kiệt tác này bởi “Thiếu nữ bên hoa huệ” là trong số những tác phẩm bị sao chép nhiều nhất. Dạo quanh nhiều ngôi nhà cũng có thể thấy được bức tranh treo đâu đó trong phòng khách, phòng bếp, nhà tắm,…Nếu ai đi qua những cửa hàng tranh trên phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội), Hàng Bè sẽ có thể dễ dàng bắt gặp bức tranh chép “Thiếu nữ bên hoa huệ” của danh họa Tô Ngọc Vân, người mà từ những năm 40 của thế kỉ trước đã được giới nước nhà suy tôn trong câu “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn) – bộ tứ của hội họa Việt Nam.

net_dep_cua_phu_nu_ha_noi_692305313

Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943. Nguyên mẫu của bức tranh là cô Sáu, người từng nhiều lần đi vào tác phẩm của Tô Ngọc Vân, trong đó có bức "Thiếu nữ với hoa sen". Trong bức tranh, Tô Ngọc Vân đã khắc họa hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng, đang nghiêng đầu nhìn những bông hoa huệ trắng. Cô gái có gương mặt thanh tú, mái tóc đen dài, và đôi mắt đượm buồn. Bông hoa huệ trắng tinh khiết, tỏa hương thơm ngát, hòa quyện với màu trắng của áo dài, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.

Là 1 kiệt tác hội họa, thế nhưng bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” lại có 1 số phận long đong. Theo đó, sau khi danh họa Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến, tác phẩm được treo lại trong nhà riêng tại phố Khâm Thiên. Khi chiến tranh kết thúc, gia đình họa sĩ trở lại Hà Nội thì “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Việt Nam – Đức Minh. Ông Đức Minh nói là ông đã mua lại bức tranh này từ một người khác.

TRANH-THIEU-NU-BEN-HOA-HUE

Sau khi ông Đức Minh qua đời, tác phẩm này được các con của ông bán cho một người sưu tầm tên là Hà Thúc Cần với giá 15.000 USD. Theo lời họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai của Tô Ngọc Vân, thì sau khi mua được bức tranh, ông Cần đã bán lại tác phẩm nổi tiếng ra nước ngoài. Một phiên bản chép lại của bức tranh từng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhưng từ sau năm 1990 phiên bản này đã được gỡ bỏ trong nỗ lực chỉ treo tranh bản chính của Bảo tàng. Kể từ đó đến nay, kiệt tác hội họa “Thiếu nữ bên hoa huệ” lưu lạc ở đâu, số phận ra sao không có ai biết.

Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" được coi là tác phẩm đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác của Tô Ngọc Vân, cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của hội họa Việt Nam đầu thế kỷ 20. Bức tranh đã được nhiều tổ chức và tạp chí uy tín trong và ngoài nước vinh danh và tôn vinh, như UNESCO, The New York Times, Le Figaro... Bức tranh cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm khác, như sách, phim, thơ...

 

Trí thông minh của con được di truyền từ mẹ hay bố? Đáp án khiến nhiều người không khỏi bất ngờ

Bạn đã từng chứng kiến bố mẹ tranh luận việc con thông minh là nhờ giống ai chưa? Chắc hẳn đây cũng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. 1 nghiên cứu khoa học dưới đây đã đưa ra đáp án bất ngờ.