Đời sống

Vị đại danh y uyên bác của Việt Nam: ‘Ông tổ’ của Đông y, được đặt tên cho đường ở Hà Nội, TP.HCM

Vị đại danh y uyên bác của Việt Nam: ‘Ông tổ’ của Đông y, được đặt tên cho đường ở Hà Nội, TP.HCM

Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của danh y Lê Hữu Trác (1720 – 1791), 1 vị danh y nổi tiếng của nền y học Việt Nam. Ông sinh ra trong 1  gia đình có truyền thống khoa bảng nên ngay từ nhỏ Lê Hữu Trác đã sớm chăm chỉ đèn sách để kế nghiệp cha (ông Lê Hữu Mưu – Đệ tam giác Tiến sĩ) thượng thu đời Lê Dụ Tôn. Ông còn có 6 anh em đều thi đỗ khoa cử, tiến sĩ.

Ngay từ nhỏ, Lê Hữu Trác đã bộc lộ tài năng thiên bẩm trong việc học hành, tinh thông sách sử nên được cha cho lên Kinh kỳ theo học. Tại đây ông nổi tiếng với trí tuệ hơn người thi đậu liền Tam trường. Ông còn cùng các bạn học lập hội “Thi xã” bên Hồ Tây để hằng ngày đối thơ, xướng họa. Tính cách ông hào sảng, thích giao du nên không chỉ được bạn đồng niên mà cả chúa Trịnh cũng hết lòng yêu quý.

lehuutrac

Năm 1739, cha của ông qua đời khi đang giữ chức Ngự Sử tước Bá trong triều đình. Lúc này, ông phải rời kinh thành để về quê nhà vừa chăm nom gia đình vừa đèn sách mong nối nghiệp cha, tiến thân bằng con đường quan lộ. Nhưng thế kỷ XVIII là giai đoạn xã hội vô cùng rối ren khi các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Một năm sau khi cha mất, Hải Thượng Lãn Ông nghiên cứu binh thư, võ nghệ nhằm tòng quân. Nhưng sau khi tham gia một số trận chiến, ông nhận ra chiến tranh chỉ khiến con người thêm đau khổ, ông chán nản xuất ngũ trở về Hương Sơn (Hà Tĩnh) với lý do chăm sóc mẹ già và cháu nhỏ và học nghề thuốc.

Trong suốt sự nghiệp chữa bệnh cứu người, Hải Thượng Lãn Ông luôn tận tụy, hết lòng vì người bệnh, không quản ngại nắng mưa. Ông đã lĩnh hội được nguyên lý uyên thâm của Đông y, thu lượm bao kinh nghiệm phong phú về chẩn trị, đúc kết lại thành một hệ thống kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn lâm sàng trong một tác phẩm rất lớn và rất có giá trị là bộ Y Tông Tâm Lĩnh. Bộ sách này gồm 66 cuốn trình bày về các vấn đề như y lí, chẩn trị, phương dược, ngoại cảm, tạp chứng, phụ khoa, nhi khoa... Bộ sách này được coi là bộ sách “Bách khoa thư” y học vĩ đại nhất của Việt Nam thời trung đại.

57cc71fae0fe0a0c4a02e50f3cbed61a

Bên cạnh Y tông tâm lĩnh với các nội dung xuất sắc về y học, Lê Hữu Trác còn thể hiện tài năng văn chương xuất sắc khi viết cuốn Thượng kinh ký sự dưới dạng nhật ký. Trong Thượng kinh ký sự viết bằng chữ Hán, ông đã ghi chép lại những sự kiện tại phủ Chúa khi được mời ra kinh thành chữa bệnh. Trong quá trình này, ông đã gặp nhiều khó khăn, ganh ghét từ các ngự y và không thành công trong việc in sách của mình. Đây được xem là tác phẩm văn học quý giá, có nhiều ý nghĩa lịch sử khi phần nào khái quát được bối cảnh, đời sống xa hoa trụy lạc tại phủ Chúa Trịnh những năm cuối thế kỷ XVIII.

Sau nhiều năm cống hiến cho ngành y, Hải Thượng Lãn Ông qua đời năm 1791 tại Hà Tĩnh ở tuổi 71. Phần mộ của ông hiện ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ huyện Hương Sơn. Ngày nay, tên tuổi của ông không chỉ được ghi nhớ ở quê hương mà còn được khắc ghi trên các bia tưởng niệm ở nhiều nơi trên cả nước. Tại TP.HCM tên của ông được đặt cho 1 con phố, đây được xem là con phố thuốc đông y lớn nhất Việt Nam.

2_fqtj

Dọc theo 2 bên đường Hải Thượng Lãn Ông và những con đường lân cận như Triệu Quang Phục, Lương Nhữ Hộc (quận 5) hàng trăm tiệm thuốc đông y hoạt động rất rầm rộ. Người mua, kẻ bán ra vào tấp nập. Mỗi lần khách hoặc người đi đường qua đây sẽ gặp mùi thơm của những vị thuốc đông y xông ngát mũi.

 

Danh tính vị vua kì quặc nhất sử Việt: Có 12 vợ nhưng không thích gần, ôm thị vệ ngủ hàng đêm

Vị vua này nổi tiếng ăn chơi, xa xỉ, có đến 12 vợ nhưng chỉ có 1 người con duy nhất. Từng có nhiều lời đồn về vị vua kì quặc và cho rằng ông bị ‘bất lực’.