Đời sống

90% người Việt không nhận ra nói sai câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’,chuyên gia nói gì?

90% người Việt không nhận ra nói sai câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’,chuyên gia nói gì?

Từ lâu, trong dân gian lưu truyền câu nói “Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng” hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" hay 1 câu biến thể khác như "Quân tử lông chân, tiểu nhân lông miệng". Thế nhưng ít ai biết rằng, những bản này đều không phải câu gốc và đã được dân gian “biến tấu”. Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học khẳng định: “Cả 2 bản này đều chưa được công nhận”.

32897737121427814825724361994198412231772405n-18191420

PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học.

Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm lông chân quân tử", chứ chưa công nhận các bản khác. Trong từ điển đưa ra luận giải, "rậm lông bụng" là nét hay gặp ở kẻ tiểu nhân, còn "rậm lông chân" là nét hay gặp ở các trang quân tử.

Người xưa thường hay nhìn tướng người đoán tính cách qua nhiều sắc diện, ngoại hình như khuôn mặt, dáng đi, lông chân, lông bụng. Câu tục ngữ trên xuất phát từ kinh nghiệm xem tướng của dân gian. Đó chỉ là quan niệm, trên thực tế bản chất lông bụng, lông chân không phản ánh tư cách của 1 người.

untitled-17102335

90% người Việt không hề biết mình vẫn nói sai câu này.

So sánh trong câu thành ngữ, quân tử và tiểu nhân được đưa ra. Đây là 2 cách phân biệt trong Nho giáo. Quân tử được coi là người đáng kính trọng, đàng hoàng có hiểu biết và ứng xử đúng mực. Ngược lại tiểu nhân là kẻ xấu tính, lòng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen, ích kỉ.

Về câu nói “Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng”, ông Tình cũng cho biết vế đầu tiên của câu nói này vô nghĩa còn “quân tử nông bụng” có thể hiểu theo nghĩa là lòng dạ hẹp hòi. Vế câu này cũng có thể xuất phát từ câu truyền miệng: "Lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử". Thêm vào đó, 2 vế của câu này không có sự đối nhau, vì vậy, câu nói này càng không được công nhận.

 

Khi nào gọi là ‘Vua’, khi nào là ‘Hoàng đế’: 99% học sinh giỏi Sử cũng không biết điều này

Dù là những từ đồng nghĩa, gần nghĩa đều để chỉ người đứng đầu của 1 nước thế nhưng danh xưng ‘Vua’ và ‘Hoàng đế’ lại được dùng khác nhau trong các ngữ cảnh lịch sử.