Đời sống

Việt Nam bứt phá vượt qua Pháp và Nga trở thành ‘thế lực' đóng tàu khiến các nước ngưỡng mộ

Việt Nam bứt phá vượt qua Pháp và Nga trở thành ‘thế lực' đóng tàu khiến các nước ngưỡng mộ

Ngành đóng tàu – là 1 ngành trọng điểm để phát triển kinh tế Việt Nam. Sau đại dịch Covid-19 cộng với sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez xảy ra vào năm 2021, ngành vận tải biển gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, ngành đóng tàu của Việt Nam đã bứt phá ở 1 vị thế mới.

project-b-aiaw-95960-1690193453.jpg
 

Mới đây, website tài chính Insider Monkey (Mỹ) đã đưa ra danh sách Top 15 cường quốc đóng tàu toàn cầu, dựa trên dữ liệu từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), trong đó liệt kê tỷ lệ phần trăm số tàu đã đóng (so với toàn cầu) trong năm 2021 của các quốc gia.

Theo đó, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 7, với tỷ lệ phần trăm số tàu đã đóng vào năm 2021 là 0,61%, vượt qua cả những tên tuổi đáng chú ý trong làng đóng tàu thế giới như Nga (0,22% - vị trí số 12) hay Pháp (0,29% - vị trí số 10). Trong đó top 5 gồm các quốc gia: Trung Quốc (44,2%), Hàn Quốc (32,4%), Nhật Bản (17,6%), Philippines (1,06%), Italia (0,82%).

vn-1689203573844-16892035740471746249415-1690193449.jpg
 

Trước kết quả này, ông Carl Thayer - Giáo sư danh dự trường Đại học New South Wales (Australia) đã chia sẻ về vị trí của Việt Nam. Ông cho biết vô cùng ấn tượng về vị trí mà Việt Nam đạt được, không phải tự nhiên mà Việt Nam lại có thể bứt phá như vậy. Có 3 lý do chính khiến Việt Nam đạt điểm cao hơn Pháp và Nga trong bảng xếp hạng của Insider Monkey.

Thứ nhất , chính phủ Việt Nam đang chú trọng và ưu tiên phát triển kinh tế biển.

Thứ hai , ngành đóng tàu Việt Nam được thừa hưởng nhiều lợi ích từ việc chuyển giao vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ từ các công ty đóng tàu hàng đầu của Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như Hà Lan và Pháp.

Thứ ba , Việt Nam có những ưu thế tự nhiên, như bờ biển dài hơn 3.200km tiếp giáp với các tuyến vận tải biển đông đúc và nhộn nhịp thứ hai thế giới. Số lượng cảng biển và nhà máy đóng tàu của Việt Nam hiện nay đồng thời là một lợi thế rất lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các trường đại học và cao đẳng chuyên đào tạo, cung cấp các chứng chỉ hàng hải, từ đó cho ra đời một lực lượng lao động tốt với cơ cấu tiền lương cạnh tranh.

ava-1690163255498-16901632556892098905996-1690193445.jpg
 

Ông Carl Thayer khẳng định chắc nịch, khoảng cách giữa Việt Nam và Philipines trong bảng xếp hạng này sẽ ngày càng thu hẹp. Hiện tại, Philipines đang xếp ở vị trí thứ 4. Việt Nam cũng đang được dự đoán có thể vươn lên vị trí thứ 5 hoặc thứ 4 trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Theo vị Giáo sư, trong thời gian các bên tiến hành khảo sát để đưa ra bảng xếp hạng trên, Philippines đã đóng số tàu gần gấp đôi so với Việt Nam và sự chênh lệch này hoàn toàn có thể thay đổi trong thời gian tới.

Giáo sư Thayer cho rằng, để đạt thứ hạng cao hơn trong tương lai, Việt Nam cần thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành đóng tàu, đồng thời đào sâu và mở rộng các cơ sở công nghiệp trong nước để sản xuất nguyên vật liệu, do hầu hết các thiết bị, máy móc đóng tàu hiện nay ở Việt Nam vẫn đang được nhập khẩu.

 

Trung Quốc săn lùng ráo riết 1 loại kỳ mộc quý của Việt Nam, được mệnh danh 'báu vật' đắt hơn vàng

Hiện nay ngoài tự nhiên loại cây này chỉ còn số lượng cực hiếm, người Trung Quốc săn lùng ráo riết nhưng có tiền chưa chắc đã mua được.