Cơ quan chức năng đang điều tra vụ nổ lò hơi tại 1 hộ gia đình ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa khiến 2 người tử vong.
Ngày 9/5, các cơ quan chức năng TP. Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ vụ nổ lò hơi làm 2 người tử vong.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 3h50 cùng ngày, 1 vụ nổ lò hơi đã xảy ra tại gia đình nhà ông T. kinh doanh nấu sữa đậu nành tại phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Cơ quan chức năng điều tra vụ nghi nổ nồi hơi ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Ảnh: Người dân cung cấp
Tại hiện trường vụ nổ, lò hơi dùng để vận hành nấu sữa đậu nành bị nổ văng ra xa, ông N.H.T (61 tuổi). Bà N.T.K.P. (46 tuổi) bị thương, được đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất. Tuy nhiên, bà P. đã tử vong và được xác nhận là tử vong ngoại viện.
Bà N.T.K.P được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong ngoại viện.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng xác minh, điều tra làm rõ.
Trước đó, cũng có nhiều trường hợp nổ lò hơi làm chết người. Vào tháng 1/5/2024, 1 vụ nổ lò hơi của công ty gỗ đã khiến 6 người chết ở Đồng Nai.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân nổ lò hơi là vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm trong vận hành lò hơi.
Các chuyên gia từ Thermodyne, doanh nghiệp sản xuất nồi hơi công nghiệp lớn tại Ấn Độ, giải thích nồi hơi thường hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển hóa năng lượng từ nhiên liệu (đốt củi, trấu, dầu…) hoặc điện để chuyển thành nhiệt, sau đó nhiệt sẽ làm nóng nước để tạo ra hơi nước trong môi trường được tăng cường áp lực.
Theo Thermodyne, quá áp là nguyên nhân phổ biến nhất gây nổ nồi hơi. Khi áp suất trong nồi hơi vượt quá giới hạn thiết kế có thể dẫn đến hư hỏng cấu trúc của nồi hơi và cuối cùng là gây nổ.
Một số vật liệu bị ăn mòn cũng có thể gây nổ. Quá trình ăn mòn do hơi nước làm yếu cấu trúc của nồi hơi theo thời gian, đặc biệt là trong môi trường công nghiệp.
Ngoài ra, nếu nước sử dụng trong nồi hơi chứa nhiều tạp chất cũng có thể dẫn đến tích tụ cặn bã và gây nóng quá mức cục bộ, cuối cùng có thể dẫn đến nổ.