Đời sống

Cậu bé nhặt được cục than đen sì, mang đi thẩm định, 10 năm sau mới biết là bảo vật duy nhất thế giới

Cậu bé nhặt được cục than đen sì, mang đi thẩm định, 10 năm sau mới biết là bảo vật duy nhất thế giới

Cậu bé nhặt được bảo vật kì lạ, cứ ngỡ cục than đen sì nào ngờ là bảo vật duy nhất trên thế giới, giá trị không tưởng.

Năm 1981, 1 cậu bé ở Thiểm Tây (Trung Quốc) có 1 cậu bé nhặt được 1 bảo vật kì lạ, mặc dù hình dạng bên ngoài đen sì như cục than, cứng như đá nhưng thực chất đây lại là 1 bảo vật quý hiếm.

photo-1712977678100-17129776785451140529995-1712980438130-17129804383561914157458-1712982121218-17129821216442039601439-1713002800.jpg
 

Sau khi nhặt được “cục than” này, cậu bé học sinh đã mang đến bảo tàng lịch sử Thiểm Tây nhờ các chuyên gia thẩm định vì nghĩ đây là 1 bảo vật. Ngay khi nhân viên bảo tàng kiểm tra đã phát hiện ra dù bề ngoài đen sì nhưng lại rất sáng, bên trên được khắc chữ màu đỏ. Qua kiểm định bước đầu của nhân viên bảo tàng, đây chắc chắn không phải là than mà là bảo vật lịch sử. Các chuyên gia chưa từng thấy 1 vật nào như vậy trước đây.

photo-1712977674088-17129776744301881256467-1712980437099-1712980437490424627907-1712982120009-17129821203071901759540-1713002796.jpg
 

Phải mất 10 năm nghiên cứu, các chuyên gia mới xác định rõ nguồn gốc của bảo vật này. Theo đó, bảo vật này cao 4,5cm, nặng khoảng 75,7 gram, có 14 mặt được khắc chữ cổ. Sở dĩ nó trông giống than vì nó được làm từ tinh chất than hay còn được gọi là than ngọc. Năm 1991, bảo vật này lọt vào tầm mắt của chuyên gia khảo cổ học Vương Hàng Chương, ông đã tự mình nghiên cứu và tìm ra nguồn gốc của nó.

photo-1712977669088-17129776694391184976849-1712980432813-17129804332891899110146-1712982116205-17129821169102144381598-1713002792.jpg
 

Hóa ra bảo vật này chính là "con dấu đa diện". Con dấu này có tổng cộng 16 mặt, trong đó 14 mặt được khắc chữ. Các mặt của nó được chia làm 3 loại: Loại 1 dùng trong văn bản chính thức, gồm 6 mặt. Loại 2 dùng trong sách, gồm 4 mặt. Loại 3 dùng trong thư từ, gồm 4 mặt. Đây được xem là bảo vật duy nhất trên thế giới từng thuộc về Cô Độc Tín – 1 tướng lãnh, 1 trong 8 trụ Quốc đại tướng quân của nhà Tây Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Như vậy, "con dấu đa diện" có từ khoảng 540 sau Công Nguyên. Hiện tại, con dấu này đang được trưng bày tại bảo tàng lịch sử Thiểm Tây, và rất nhiều người thích thú chiêm ngưỡng.