Đời sống

Nơi tạo ra chiếc khẩu trang đầu tiên của nhân loại, giúp chặn đại dịch hoành hành

Nơi tạo ra chiếc khẩu trang đầu tiên của nhân loại, giúp chặn đại dịch hoành hành

Năm 1619, Pháp xuất hiện những người đầu tiên mắc bệnh dịch hạch rồi sau đó nhanh chóng lan sang các quốc gia láng giềng như Italy, Tây Ban Nha, Đức,... Tại thời điểm đó, bác sĩ Charles de Lorme nhận thấy khá nhiều đồng nghiệp bị lây khi tham gia những ca mổ tử thi để tìm hiểu lý do dẫn đến tử vong.

Do y học chưa phát triển nên Charles de Lorme nghĩ rằng cái mùi “tử khí” bốc ra từ xác chết là nguyên nhân gây bệnh dịch. Tuy nhiên, trên thực tế thì các bác sĩ bị nhiễm do tiếp xúc với xác chết ngay khi họ vừa chết được 1, 2 tiếng đồng hồ.

Sau khi xem xét kỹ càng, Charles de Lorme tin rằng cần phải cách ly mũi của bác sĩ khỏi mùi “tử khí”. Qua quá trình nghiên cứu, ông cho ra đời chiếc khẩu trang đầu tiên của nhân loại. Nó làm bằng những thanh gỗ thông vót mỏng, uốn thành hình cái mỏ của một con chim. Bên ngoài mỏ, Charles de Lorme bọc vải lanh. 

Noi-tao-ra-chiec-khau-trang-dau-tien-tren-the-gioi-giup-chan-dai-dich-khung-khiep-cua-nhan-loai

Khi tiến hành phẫu thuật tử thi, bác sĩ đeo khẩu trang mỏ chim cùng với một cặp kính, gọng làm bằng đồng rồi mặc một chiếc áo choàng dài tới gót chân, có mũ trùm kín đầu. Thế nhưng hiện tượng nhiễm bệnh vẫn không được loại bỏ triệt để.

Noi-tao-ra-chiec-khau-trang-dau-tien-tren-the-gioi-giup-chan-dai-dich-khung-khiep-cua-nhan-loai-4

Mãi về sau này, người ta mới hiểu nguyên nhân lây truyền bệnh dịch hạch phát xuất từ Bọ chét chuột phương Đông, sống bằng cách hút máu động vật lẫn con người nên khi bệnh nhân chết, máu đông lại, cơ thể không còn nóng, bọ chét phải tìm một nguồn nuôi dưỡng khác. Bác sĩ mổ tử thi khi ấy chính là vật chủ bởi lẽ họ không mang găng tay, áo choàng không ngăn được những con bọ chét bám vào.

Đến năm 1918, Dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành dữ dội tại Châu Âu, lây nhiễm cho 500 triệu người và khiến 50 triệu người khắp thế giới tử vong. Trước tình thế này, các bác sĩ Anh quốc đã chế ra loại khẩu trang chỉ che kín phần miệng. Nó gồm một cuộn băng vết thương, buộc túm 2 đầu rồi buộc dây vòng qua gáy. 

Noi-tao-ra-chiec-khau-trang-dau-tien-tren-the-gioi-giup-chan-dai-dich-khung-khiep-cua-nhan-loai-3

Tất cả mọi người dù nhiễm bệnh hay không đều phải đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Đó cũng là chiếc khẩu trang phổ thông đại chúng đầu tiên. Một thời gian ngắn sau, họ lại thấy rằng sự hắt hơi cũng có thể phát tán mầm bệnh nên lần này, họ cho ra đời chiếc khẩu trang chỉ che kín phần mũi. 

Lúc bấy giờ, khẩu trang may bằng 2 lớp vải cotton rồi được phủ một lớp hồ ở mặt ngoài để tạo hình chóp nón và có độ cứng. Điều bất tiện là khi giặt để tái sử dụng, lớp hồ trôi hết nên phải hồ lại, chưa kể nếu gặp nước hoặc đi ngoài mưa, hồ tan ra gây dính, nhớp, bụi bặm bám đầy vào lớp hồ ướt.

Vào thế kỉ XIX, hiện tượng sương mù do ô nhiễm khí đốt than đã gây ra cái chết của hàng nghìn người dân London, nước Anh. Đỉnh điểm vào tháng 12/1952, thời tiết đột ngột trở lạnh, người dân London đồng loạt sử dụng lò đốt than khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Tầm nhìn gần như bằng không, trường học, doanh nghiệp, vận tải gần như ngưng trệ. Mọi người không thể ra đường nếu không sử dụng khẩu trang.

 

Danh tính tiến sĩ đầu tiên ở miền Nam: Có nỗi oan 150 năm và từng bị đục tên khỏi bia tiến sĩ

Năm 1867, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, cụ đã tuyệt thực trong 17 ngày trước khi quyên sinh. Cụ còn bị xóa hết phẩm hàm, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ. Mãi đến năm 1886, cụ mới được khôi phục lại chức vị.